Rượu hoẵng - Đặc sản của dân tộc Dao Tiền

Khám phá Việt Nam-Thứ bảy, ngày 12/04/2014 06:49 GMT+7

Đàn ông La Chí uống rượu bằng sừng trâu. (Ảnh: Dân Việt)

Trong tất cả các lễ hội, Tết, cưới hỏi, rượu hoẵng luôn có sẵn trên bàn tiệc của người La Chí.

Dân tộc Dao Tiền từ những ngày xa xưa còn phát nương, làm rẫy, đồng bào thường trồng cấy một loại lúa nếp hạt tròn để dành riêng cho việc làm rượu hoẵng. Từ ngày đồng bào hạ sơn làm ruộng, chuyển nghề thì mua gạo loại ngon, hạt gạo tròn để tiếp tục làm loại rượu này. Rượu hoẵng ngày nay không chỉ phục vụ cho các lễ hội của dân tộc mà còn phục vụ cho các nhà hàng tại miền quê và các công trường, lâm trường, nơi cộng đồng.

Dụng cụ chưng cất rượu hoẵng của người La Chí không khác nhiều so với các cộng đồng khác, bao gồm chảo nước, chõ đồ và chảo chưng cất, nhưng độc đáo là ở kỹ thuật ủ men, lên men tự nhiên cho rượu.

Theo quy định từ xa xưa ở bản La Chí thì đàn bà, con gái uống rượu hoẵng bằng bát còn đàn ông, con trai thì uống bằng sừng trâu. Trong các lễ cúng tổ tiên của người La Chí, thầy cúng bao giờ cũng vừa cúng vừa uống rượu bởi theo quan niệm của đồng bào nơi đây thì khi làm lễ thầy cúng uống rượu thì ma tổ tiên mới được uống.

Trong khi lớp trẻ hiện nay đua đòi theo các thứ rượu ngoài thị trường thì những người lớn tuổi ở bản La Chí vẫn không quản ngại vất vả qua bao công đoạn để chưng cất thành rượu nhằm giữ nghề làm rượu hoẵng của người La Chí.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước