Tây Tạng nổi tiếng là một địa danh đầy bí ẩn đối với du khách từ xưa đến nay. Do địa hình khá phức tạp nên trong một thời gian khá dài, Tây Tạng hầu như bị ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Khám phá cao nguyên Tây Tạng với những ngọn núi phủ đầy băng tuyết là niềm đam mê của nhiều du khách thích phiêu lưu. Tây Tạng thật sự là một thế giới hoàn toàn khác so với thế giới hiện đại của chúng ta. Ở đây có những nét văn hóa khá đặc sắc và mang đậm bản chất của vùng, có những ngôi chùa cổ kính, những cao nguyên rộng lớn và những truyền thuyết huyền bí của Phật giáo.
‘ Thủ đô của Tây Tạng chính là thành phố Lhasa, nơi được mệnh danh là “thánh địa của Phật giáo”. Theo truyền thuyết, thành phố này được xây dựng bằng đất bùn do các chú dê vận chuyển đến nên thành phố được đặt tên là Lhasa, có nghĩa là đất bùn của dê. Lhasa là một di sản văn hóa nổi tiếng thế giới được xây dựng từ khoảng năm 637 trên một ngọn đồi tên là Mabuge.
Đến Tây Tạng, du khách không thể bỏ qua cơ hội khám phá cung điện Potala. Đây là nơi sống và làm việc của các vị Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng. Cung điện được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, có 13 tầng với khoảng 1.000 phòng, 10.000 miếu thờ và lăng mộ của 8 vị Đạt Lai Lạt Ma. Ngoài nét kiến trúc độc đáo, cung điện Potala còn nổi tiếng với các bức tranh quý giá đang được trưng bày tại đây.
‘ Dòng Yarlung Tsangpo chảy ra biển Bengai, cùng dòng sông Indus chảy ra vịnh Ai Cập giống như hai vòng tay ôm lấyHymalaya và bán đảo Ấn Độ. Điểm lạ lùng khiến con sông này nổi tiếng là trên một dòng sông lại có hai dòng chảy xuôi ngược. Bạn sẽ ngạc nhiên về vẻ kì vĩ của dòng sông này và cây cầu lớn bắc qua nó.
Thiền viện Drepung là một trong ba ngôi chùa lớn và nổi tiếng của phái Cách lỗ và là chùa lớn nhất thế giới, nằm về phía tây bắc ngoại thành Lhasa, Tây Tạng. Thiền viện do các đệ tử của Tông Khách Ba (Tsong Kha Pa) - nhà cải cách tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Tây Tạng - xây dựng vào năm 1416, lúc cao điểm có đến 10.000 tăng sĩ từ các miền đến đây để học tập. Tông Khách Ba chính là người xây dựng Phật giáo Tây Tạng, sáng lập ra tông phái Hoàng Đạo (mũ vàng) - là tông phái của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma ngày nay.
Đại Chiêu là ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất ở Tây Tạng, là nơi diễn ra ngày hội chùa Đại Chiêu lớn nhất của người Tạng, thu hút đông đảo người hành hương và khách du lịch đến viếng thăm. Trong chùa Đại Chiêu còn cất giữ khá nhiều văn vật nên ngôi chùa là một kho tư liệu quý báu đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa tôn giáo của dân tộc Mông Cổ.