DN vận tải đang "móc túi" người tiêu dùng?

Diệu Trang (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 09/09/2015 11:07 GMT+7

VTV.vn - Chủ đề chính bao phủ trên các báo ra sáng 9/9 là câu chuyện giá cước vận tải vẫn chây ì không giảm khi giá xăng đã giảm sâu và đủ lâu.

Kể từ thời điểm “lập đỉnh” tăng giá lên mức 25.640 đồng/lít, giá xăng đã giảm lần thứ 7 liên tiếp, chỉ còn trên 17.000 đồng/lít. Thế nhưng, nhiều DN vận tải vẫn “neo” giá cước, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Báo Người lao động đặt vấn đề thẳng thắn rằng “Cước vận tải Việt Nam đang đắt nhất khu vực”.

Trong khi đó, các doanh nghiệp cả Hà Nội và TP.HCM lấy lý do hồi giá xăng tăng, cước vận tải không tăng nên đến nay khi giá xăng giảm, họ chưa giảm ngay được. Tuy nhiên, đây là một sự “biện minh vô lý”, là chiêu bài quá cũ mà các doanh nghiệp vẫn hay dùng theo phân tích trên báo Đầu tư khi thể hiện quan điểm khá quyết liệt gọi thẳng cái hành vi này của các doanh nghiệp vận tải là những “mối lợi bất chính”.

Bài báo viết: “Dường như đang có sự liên kết ngầm giữa hàng ngàn doanh nghiệp vận tải hành khách để hùa nhau móc túi người tiêu dùng, thu lợi bất chính”.

Các doanh nghiệp đang hưởng lợi rất lớn khi giá nhiên liệu đầu vào giảm mạnh. Do chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 35 - 40% chi phí giá thành, nên nếu giá xăng, dầu giảm 10%, cước taxi phải giảm tương ứng 5%.

Để giảm giá cước tương ứng với giá xăng, TP.HCM đã yêu cầu các doanh nghiệp vận tải đăng ký kê khai lại giá mới, chậm nhất đến 11/9/2015.

Đúng là người tiêu dùng Việt Nam nói chung dường như đang quá… hiền. Lần nào người tiêu dùng cũng chờ đợi lòng trắc ẩn từ phía chính các doanh nghiệp vận tải thể hiện qua việc họ tự đăng ký giá lại như thế nào. Nhưng lần này, báo Tuổi trẻ đã chỉ rõ ra rằng giải pháp này là không triệt để, sẽ là không đủ sức răn đe. Và để người tiêu dùng không bị “bắt chẹt” thêm nữa thì phải “nắm người có tóc”.

Bài báo này chỉ rõ rằng, trên thị trường vận tải có hiện tượng một số doanh nghiệp lớn dẫn dắt mặt bằng giá cả, cứ áp giá nào, các doanh nghiệp nhỏ hơn cứ thế áp theo. Mà doanh nghiệp nào đang chiếm thị phần lớn trong mảng taxi, doanh nghiệp nào là đầu ngành vận tải hành khách, ai đang thống lĩnh thị trường xe tải và xe container… đương nhiên các cơ quan quản lý đều biết cả. Chỉ cần “soi” để các doanh nghiệp này tuân thủ về giá là sẽ nhanh chóng kéo theo sự tuân thủ của toàn thị trường.

Đây thực sự là một giải pháp quá rõ ràng nhưng liệu có phù hợp với cơ chế thị trường không khi cơ quan chức năng phải tham gia vào việc điều chỉnh này?

Câu trả lời là hoàn toàn phù hợp khi chúng ta có những điều khoản trong Luật Giá và có những quy định cụ thể được quy định rõ rằng cho dù giá cước vận tải đã theo cơ chế thị trường nhưng không phải doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. Chính vì vậy mới có việc Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký quyết định thành lập 3 đoàn kiểm tra trên toàn quốc về công tác quản lý và thực hiện kê khai, niêm yết cước vận tải. Việc thanh tra này sẽ phải hoàn thành trước ngày 20/10/2015.

Doanh nghiệp chưa sẵn sàng giảm giá cước vận tải Doanh nghiệp chưa sẵn sàng giảm giá cước vận tải

VTV.vn - Bộ Tài chính đã có 2 công văn yêu cầu các doanh nghiệp vận tải giảm giá cước cách đây 1 tuần, nhưng đến nay, rất ít doanh nghiệp đăng ký giảm cước.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước