Hội nghị Ngọc học quốc tế tại Việt Nam

Trần Hiền -Thứ hai, ngày 14/10/2013 11:19 GMT+7

 Hôm nay (14/10), Hội nghị Ngọc học quốc tế lần thứ 33 (IGC) đã được tổ chức tại Hà Nội. Như vậy, sau 25 năm phát hiện viên đá quý Rubi đầu tiên tại Nghệ An, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên đại diện cho châu Á tổ chức hội nghị này.

Năm 2011, sau khi Viện Ngọc học và trang sức DoJi, đơn vị đại diện cho Việt Nam lọt vào danh sách đề cử, Ban tổ chức quốc tế đã lựa chọn Việt Nam là quốc gia đăng cai Hội nghị lần thứ 33, dựa trên sự phát triển công nghiệp Ngọc học của Việt Nam.

‘ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: dđdn

Trong lễ khai mạc, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đã được mời làm diễn giả đầu tiên của Hội nghị để giới thiệu ngành công nghiệp đá quý và trang sức Việt Nam, đồng thời cung cấp thông tin về các loại đá quý như: Ruby, Saphia, Spinel trên bản đồ đá quý quốc tế đang có nguồn gốc tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam gặp gỡ và trao đổi các công trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng Việt Nam có định hướng chính sách trong việc khai thác, giám định, chế tác sản xuất đá quý trở thành một ngành công nghiệp vững mạnh, đóng góp vào nền kinh tế.

Bên lề hội nghị, sẽ có một loạt các hoạt động diễn ra như: Đấu giá đá quý nhằm giới thiệu tới bạn bè quốc tế những viên đá quý đẹp, lạ, quý hiểm được khai thác tại vùng mỏ Việt Nam cũng như tiềm năng đá quý Việt Nam. Hội nghị sẽ dành 2 ngày cuối của để đi tham quan huyện Lục Yên - Yên Bái, nơi có những mỏ đá quý đang được khai thác bởi Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI.

Hội nghị do Đại học Quốc gia Hà Nội và Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DoJi đồng tổ chức sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ 13-19/10), tham gia Hội nghị có 60 nhà khoa học thuộc lĩnh vực Ngọc học đến từ 23 quốc gia trên thế giới.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước