Mỹ: Đảng Cộng hòa tiếp tục gây sức ép bằng thời hạn giãn trần nợ công

TCKD-Thứ ba, ngày 08/10/2013 20:00 GMT+7

 Theo các chuyên gia phân tích, cho dù Quốc hội Mỹ có đạt được thỏa thuận về trần nợ thì thời hạn giãn trần mới là quan trọng. Bởi độ dài ngắn của việc giãn trần sẽ quyết định đến tính ổn định của nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Theo giới phân tích, Đảng Cộng hòa sẽ làm mọi cách để gia tăng sức ép và ra điều kiện đối với vấn đề nâng trần nợ công, ít nhất là trong ngắn hạn. Và đó sẽ là đòi hỏi nguy hiểm và có sức tàn phá lớn đối với nền kinh tế Mỹ.

Chiến lược gia Grover Norquist đã cho rằng, ngay từ trước cuộc bầu cử vừa rồi, Đảng Cộng hòa đã làm mọi cách để có thể đẩy Tổng thống Obama rơi vào thế khó.

Ông Gorver Norquist, Chủ tịch Ủy ban Cải cách Thuế nói: “Đảng Cộng hòa sẽ không bao giờ để Tổng thống nâng trần nợ thêm 1,5 năm nữa. Họ chỉ có thể đồng ý cho nâng trần trong 2 tuần hoặc 1 tháng. Thời hạn sẽ rút ngắn”.

‘ Cuộc so găng giữa hai Đảng của Mỹ về trần nợ công chưa tìm được tiếng nói chung.

Nhưng nhà phân tích Chris Krueger đã cho rằng, có vẻ chính Tổng thống cũng không muốn thay đổi quan điểm.

“Việc trì hoãn để Đảng Cộng hòa ép ông Obama phải theo những điều kiện họ đưa ra. Nhưng chính Tổng thống cũng không có động thái nhượng bộ hay đưa ra một kịch bản tích cực nào” - chuyên gia phân tích chiến lược Chris Krueger, Công ty CK Guggenhelm nói.

Từ lâu các nhà làm luật của Đảng Cộng hòa luôn tìm cách tạo sức ép trước những đòi hỏi của Đảng Dân chủ về vấn đề chi tiêu. Đảng này đã lấy vấn đề ngân sách như “đòn bẩy” để nâng câu chuyện Obamacare lên một giới hạn không thể giải quyết dẫn tới đóng cửa Chính phủ.

Nhưng vấn đề hiện nay nâng trần nợ công và nếu có nâng thì mức gia hạn là 2 năm hay 2 tuần bởi thời hạn bao lâu sẽ có sức ảnh hưởng lớn tới tính ổn định của nền kinh tế Mỹ.

Ông Genne Sperling, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia cho rằng. “Thời gian gia hạn càng dài, tính ổn định kinh tế càng cao đó là vấn đề việc làm và đầu tư sẽ ổn định theo. Trách nhiệm thực hiện điều đó thuộc về Quốc hội và điều quan trọng miễn là họ không đưa đất nước vào bờ vực vỡ nợ”.

Nhưng Genne Sperling cũng cảnh báo, thậm chí những ảnh hưởng về kinh tế cũng không thể đo đếm được vì với tình trạng Chính phủ đóng cửa như hiện nay thì lấy đâu nhân viên Chính phủ làm việc đó. Và đây còn là điều nguy hiểm hơn.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước