Một nửa thanh thiếu niên Hàn Quốc có ý định tự tử

H.T (Theo Wall Street Journal)-Thứ hai, ngày 24/03/2014 13:25 GMT+7

Vấn nạn quốc gia này đang đe dọa nghiêm trọng đến thế hệ trẻ tại xứ sở kim chi.

Một cuộc khảo sát gần đây của Tổ chức nâng cao sức khỏe Hàn Quốc cho thấy hơn một nửa thanh thiếu niên đã từng nghĩ đến việc tự tử và gần 1/3 cho biết họ đã cảm thấy rất chán nản. Cụ thể, hơn 40% bị áp lực nặng nề bởi việc học và sự không chắc chắn về tương lai, hơn 17 % bị chi phối bởi vẻ ngoài và 16 % trầm uất vì những rắc rối gia đình.

Bênh cạnh đó, nguồn gốc của vấn nạn tự tử cũng được cho là xuất phát từ một chuỗi cạnh tranh kéo dài đến suốt đời: cạnh tranh để vào các trường học tốt hơn, để có công việc tốt hơn, ngoại hình đẹp hơn, cuộc hôn nhân toàn vẹn hơn...

Điều đáng báo động là trong khi tỷ lệ tự tử của các nước phát triển đang có chiều hướng giảm thì tại Hàn lại đang gia tăng. Theo thống kê, tỷ lệ tự tử của những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 tại Hàn đang ở ngưỡng 13/100.000 người vào năm 2011, tăng 7,7 so với năm 2001.

Các chuyên gia cho biết, thanh thiếu niên tại Hàn thường ít tiếp cận với sự giúp đỡ chuyên nghiệp hoặc miễn cưỡng trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Một trong bốn người được hỏi trong cuộc khảo sát cho biết họ không có ai để nói chuyện để vượt qua thời gian khủng hoảng. Gần một nửa cho biết họ chỉ tâm sự với bạn bè thay vì giáo viên, nhân viên tư vấn hoặc phụ huynh.

‘ Bảng thống kê các nguyên nhân thiệt mạng của người trẻ tại Hàn Quốc, tự tử đã vươn lên thành nguyên nhân hàng đầu vượt qua cả tai nạn giao thông

Kim Eun Young - một nhân viên tư vấn đã nghiên cứu vấn đề thanh thiếu niên tự tử từ năm 2007 tại Viện Tư vấn và Phúc lợi thanh thiếu niên Hàn Quốc, cho biết những người trẻ tuổi đã có thể nói về những suy nghĩ tự tử của họ cởi mở hơn so với trước đây. Nhưng các em thường có xu hướng biểu hiện mập mờ qua các câu nói như "Sẽ thế nào nếu như một ngày tôi bỗng dưng biến mất?" hoặc "Tôi cảm thấy không muốn thức dậy vào buổi sáng.” Cha mẹ hoặc bạn bè lại không lưu ý và chỉ đáp lại lấy lệ như: "Không có gì đâu." hay "Cứng rắn hơn lên nào ".

Ông Mo Sang Hyun - nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách Quốc gia Thanh niên ở Seoul cho biết: "Chúng tôi có các tổ chức xã hội và các cố vấn ngay tại trường để giúp đỡ các em vượt qua sự căng thẳng. Nhưng những gì chúng ta cần là thiết lập cho các em một sự tư duy để các em có thể sử dụng các biện pháp xoay sở khi gặp khó khăn, giống như việc đến hiệu thuốc hoặc bệnh viện khi bị cảm lạnh."

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước