
Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là mục tiêu chung của Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
Bên cạnh các giải pháp như nâng cao năng lực hệ thống giám sát quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc, bảo đảm cung ứng đủ các thuốc thiết yếu có chất lượng, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, Bộ Y tế đặc biệt chú trọng công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc.
Bộ Y tế đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; nâng cao nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế, người nuôi trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản về kháng sinh và sự kháng thuốc. Bộ tăng cường công tác giáo dục truyền thông trong toàn dân, từng bước xã hội hóa công tác phòng, chống lao: Vận động, yêu cầu, sử dụng các thành phần của xã hội, người thân trong gia đình người bệnh vào công tác phòng, chống lao ở mọi cấp độ và hình thức khác nhau.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, cần tích cực tuyên truyền sâu rộng phòng, chống kháng thuốc hơn nữa, trong đó có 3 thành phần đối tượng cần vận động, đó là các thầy thuốc, cán bộ y tế; bệnh nhân; người bán thuốc.
Trong đó, thầy thuốc và cán bộ y tế dứt khoát phải chỉ định, kê đơn dùng thuốc kháng sinh hợp lý, chỉ kê đơn khi cần thiết. Đối với bệnh nhân, cần phải tuyên truyền rộng rãi đến người dân để họ hiểu rằng phải sử dụng thuốc kê toa, dùng kháng sinh hợp lý, đúng chỉ định.
Về đối tượng người bán thuốc, Bộ trưởng cho biết, tại Việt Nam, nếu người dân muốn mua thuốc, có thể tới bất kỳ hiệu thuốc nào cũng mua được mà không cần toa thuốc. Trong khi đó, ở các nước, chỉ khi có toa thuốc người dân mới được mua thuốc.
Luật Dược sửa đổi đang trình Quốc hội khóa XIII quy định cấm mua, bán thuốc mà không có toa đơn thuốc bác sỹ. Cũng theo Luật mới, các dược sỹ, nhân viên bán thuốc ở các hiệu thuốc tiến tới phải bán thuốc theo đơn, nhất là các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.
Ngoài ra, trong Luật Dược hiện hành đã cấm và có quy chế về kê đơn, có Thông tư 08 về kê đơn đối với bác sỹ, nhưng với người bán thuốc, cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt.
Bộ trưởng đề nghị Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Cục Quản lý Dược nghiên cứu, phối hợp để ban hành Thông tư vấn đề kê đơn thuốc, bán thuốc theo đơn tại các quầy thuốc, đặc biệt là các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.
Đội ngũ cán bộ y tế, bác sỹ, điều dưỡng là phải thực hiện nghiêm chế độ kê toa, không kê bừa bãi. Vấn đề này phải thực hiện nghiêm theo quy định, xử nghiêm các bác sĩ kê toa không đúng quy định đồng thời, quản lý chặt chẽ các quầy thuốc bán lẻ, thực hiện nghiêm theo quy định chuẩn nhà thuốc và xử phạt nghiêm các nhà thuốc. Ý thức người dân phải được nâng cao để tự bảo vệ sức khoẻ của mình.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc tổ chức thanh tra các nhà thuốc bán kháng sinh trên phạm vi toàn quốc, Bộ Y tế yêu cầu các bác sỹ khi kê toa cho bệnh nhân sử dụng trong 7 ngày không hết phải chẩn đoán lại, nếu sử dụng 2 loại kháng sinh trở lên phải được hội chẩn...
“Nếu chúng ta không đột phá làm một cuộc cách mạng, đến lúc nào đó, hơn 90 triệu người dân chúng ta không còn thuốc chữa” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Trước tình trạng kháng thuốc đang trở nên nghiêm trọng với nhiều chủng vi khuẩn đã kháng nhiều loại kháng sinh kể cả kháng sinh thế hệ mới; việc sử dụng kháng sinh không thích hợp, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn … đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là thuốc để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ y tế về kháng sinh và kháng thuốc.
Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống kháng thuốc; thành lập 9 tiểu ban giám sát kháng thuốc và đơn vị Giám sát kháng thuốc Quốc gia. Bộ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về hoạt động dược lâm sàng; kê đơn, sử dụng thuốc trong điều trị; thông tin thuốc; kiểm chuẩn xét nghiệm; kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; xây dựng tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng sinh; thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo liên tục cho cán bộ y tế để nâng cao trình độ, kỹ năng về thực hành kê đơn thuốc tốt, thực hành dược lâm sàng, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online.
VTV.vn - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, ngày 18/5, thành phố ghi nhận thêm 404 ca mắc COVID-19; còn hơn 87.900 bệnh nhân đang theo dõi, điều trị.
VTV.vn - Thông tin từ Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, khoa vừa tiếp nhận điều trị 2 trường hợp trẻ bị bỏng nặng nề.
VTV.vn - Dù đã có nhiều cảnh báo về hậu quả khi sử dụng các loại thuốc trị tiểu đường không rõ nguồn gốc nhưng vẫn có những người bệnh tìm mua các loại thuốc này.
VTV.vn - Đến sáng 18/5, thế giới có trên 523,65 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,29 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng huyết áp tụt, đau bụng nhiều vùng mạn sườn trái, sốt cao liên tục...
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên vừa tiếp nhận 2 ca bệnh là người trong cùng một gia đình trong tình trạng da đỏ, kích thích vật vã, tim đập nhanh.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19, ngày 17/5, ghi nhận 1.785 ca mắc COVID-19 tại 48 tỉnh, thành phố; có 5.094 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Tổ Cấp cứu đường không, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) vừa kịp thời đưa một bệnh nhân nguy kịch từ Trường Sa về đất liền điều trị.
VTV.vn - Bệnh tăng huyết áp được ví như "kẻ giết người thầm lặng" vì đây là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh.
VTV.vn - Ngày 17/5, Bộ Y tế có công điện gửi các địa phương về việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi.
VTV.vn - Những năm gần đây, tình trạng trẻ dậy thì sớm gia tăng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như tâm lý của trẻ khi trẻ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình.
VTV.vn - Tăng huyết áp là một vấn đề thường gặp và chủ yếu ở người cao tuổi. Đây là căn bệnh giết người thầm lặng, vì có nhiều nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phát hiện và phẫu thuật thành công ca bệnh xoắn túi mật - bệnh hiếm gặp trên thế giới.
VTV.vn - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 làm gia tăng đáng kể các rối loạn tâm thần, thanh thiếu niên là một trong những đối tượng chịu tác động.
VTV.vn - Đây là nội dung kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 do UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành.