
Theo các tiêu chí đánh giá của quốc tế, tại phiên họp thứ 75 của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương được tổ chức ở Philippines ngày 21/10/2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công nhận và vinh danh Việt Nam về thành tích thanh toán thành công bệnh mắt hột. Đây là một dấu mốc quan trọng của Việt Nam nói chung, ngành y tế nói riêng sau hơn 7 thập kỷ phấn đấu và quyết tâm phòng chống bệnh mắt hột.
Ghi nhận về thành tựu này, Tiến sĩ Saia Ma'u Piukala, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đánh giá: "Việc loại trừ bệnh mắt hột ở Việt Nam là minh chứng cho cam kết của Chính phủ, nhân viên y tế và cộng đồng trên khắp cả nước. Đây là một ví dụ điển hình về cách các biện pháp can thiệp có mục tiêu, quan hệ đối tác chặt chẽ và nỗ lực bền bỉ có thể mang lại sự thay đổi thực sự cho sức khỏe của người dân".
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, Tiến sĩ Angela Pratt nhấn mạnh bệnh mắt hột là căn bệnh của đói nghèo. Về thành công thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam, TS. Angela Pratt nhấn mạnh: "Những cộng đồng ở vùng sâu vùng xa không có nước sạch và vệ sinh là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhưng Việt Nam đã chứng minh rằng có thể tiếp cận được những nhóm dân cư khó tiếp cận nhất, đầu tư đúng mức để bảo vệ sức khỏe của người dân và đảm bảo một tương lai không còn bệnh mắt hột".
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại lễ công bố.
"Tôi đánh giá cao vai trò đầu mối chuyên môn của Bệnh viện Mắt Trung ương trong quá trình triển khai chương trình kiểm soát và thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam, từ công tác giám sát, đào tạo, chỉ đạo chuyên môn, cho tới công tác thu thập, quản lý dữ liệu và phối hợp chặt chẽ với các địa phương.
Tuy nhiên, thanh toán bệnh mắt hột không có nghĩa là chúng ta được phép chủ quan hay lơ là. Thay vào đó, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là phải tiếp tục duy trì thành quả đã đạt được một cách bền vững, thông qua việc:
1) Tăng cường công tác giám sát, phát hiện và quản lý ca bệnh tại cộng đồng;
2) Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh mắt hột;
3) Bảo đảm nguồn lực, cơ chế tài chính cho các hoạt động phòng chống, trong đó có chi trả phẫu thuật quặm thông qua bảo hiểm y tế theo đúng quy định hiện hành.
4) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về Bệnh viện Mắt Trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước.
(Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn)
Hơn 70 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ và Bộ Y tế, từ sự ra đời của Viện Mắt hột (thành lập ngày 1/7/1957) đến Bệnh viện Mắt Trung ương ngày nay, trong vai trò hạt nhân cùng với ngành mắt, các tổ chức và đồng nghiệp trong nước và quốc tế… đặc biệt lớp lớp thế hệ cán bộ nhãn khoa qua các thời kỳ cách mạng đã gắn bó, tâm huyết, không ngừng nỗ lực trong công tác phòng chống bệnh mắt hột, điều trị cho hàng trăm nghìn người và thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền phòng bệnh, nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh này, phát động các phong trào cải thiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân…
Bên cạnh đó ngành Y tế Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như: WHO, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Quỹ Fred Hollows (FHF), Sáng kiến quốc tế về bệnh mắt hột (ITI), Tổ chức RTI International, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)…
Hành trình thanh toán bệnh mắt hột ở Việt Nam trải qua nhiều thập kỷ, mang lại nhiều kinh nghiệm quý giá và những bài học về sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai các chương trình phòng chống bệnh mắt ở cộng đồng; phát huy giá trị tinh thần đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của các thế hệ cán bộ nhãn khoa trong công tác phòng chống mù lòa; kiên trì nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhãn khoa tiên tiến trong khám, chẩn đoán, điều trị các bệnh về mắt; huy động các nguồn lực xã hội và tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp quốc tế trong công tác phòng chống mù lòa ở Việt Nam.
Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam trao chứng nhận cho Việt Nam.
Việt Nam công bố thanh toán bệnh mắt hột cũng chính là thành tựu của ngành Y tế, ngành Mắt và Bệnh viện Mắt Trung ương đã thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ năm xưa, hoàn thành di nguyện của Người lúc sinh thời: chữa trị bệnh mắt hột cho nhân dân.
Cách đây 70 năm, trước bối cảnh bệnh mắt hột chiếm tới 80-90% dân số, 15% số người bị lông quặm do bệnh Mắt hột, tỷ lệ gây mù cho 2% dân số vùng nông thôn… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến dịch bệnh mắt hột đang tràn lan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của quân và dân ta. Mùa Thu năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Viện Mắt (tiền thân của Viện Mắt hột và Bệnh viện Mắt Trung ương). Người đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho các y, bác sĩ nhãn khoa: "Các cô, các chú là những người thầy thuốc chữa mắt nên phải có phương pháp dự phòng bệnh mắt hột, phải tích cực chạy chữa cho những người bị đau mắt, đem lại ánh sáng cho nhân dân".
Ngay sau sự kiện quan trọng mang dấu ấn lịch sử này, đầu năm 1957, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đến thăm Viện Mắt, và sau đó ban hành Nghị định số 278/TTg ngày 01/7/1957 thành lập Viện Mắt hột (tiền thân của Bệnh viện Mắt Trung ương ngày nay), mở ra thời kỳ mới trong công cuộc phòng chống mù lòa tại Việt Nam, trong đó ưu tiên đặc biệt cho công tác phòng chống bệnh mắt hột. Nhiều thập kỷ sau đó, phong trào phòng chống bệnh mắt hột lan rộng khắp cả nước. Viện Mắt hột - Bệnh viện Mắt Trung ương trong vai trò hạt nhân của ngành Mắt, vừa triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong phòng chống bệnh mắt hột, đến các hoạt động triển khai xây dựng, đào tạo mạng lưới cán bộ nhãn khoa ở các địa phương, thành lập các đoàn xe lưu động khám mắt, mổ quặm… ở cộng đồng, vừa phát động các phong trào tuyên truyền, phổ biến kiến thức toàn dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống bệnh mắt hột và các biến chứng liên quan.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa cấp cứu thành công một ca tràn máu - khí màng phổi hiếm gặp, cứu sống bệnh nhân trong gang tấc.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công người bệnh 94 tuổi, trong tình trạng suy hô hấp, suy tim cấp, viêm phổi nặng.
VTV.vn - Lý do thu hồi do mẫu kiểm nghiệm của sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, vượt giới hạn cho phép về hàm lượng thủy ngân.
VTV.vn - Fucoidan xuất hiện tự nhiên trong thành tế bào của rong biển màu nâu và không phải tất cả Fucoidan đều giống nhau.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.N (26 tuổi, Nam Định) có khối u được phát hiện hoàn toàn tình cờ trong lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
VTV.vn - Sau gần nửa tháng chiến đấu giành giật sự sống, cháu N.V.T (7 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy, TP Huế) đã hồi phục ngoạn mục nhờ sự can thiệp kịp thời và kỹ thuật ECMO.
VTV.vn - Ngày 27/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 41 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, xuất hiện đột ngột khi đang chơi bóng bàn.
VTV.vn - Phẫu thuật u xơ thần kinh từ 18 năm trước, cụ bà bỏ theo dõi khiến khối u tái phát, phát triển khổng lồ, biến dạng toàn bộ chân, mất chức năng vận động.
VTV.vn - Ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết vừa điều trị thành công cho một sản phụ bị sản giật nặng biến chứng suy đa cơ quan, nguy cơ tử vong cao.
VTV.vn - Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
VTV.vn - 27 học sinh nhập viện sau bữa ăn tại Trường Tiểu học Nước Hai (Hòa An, Cao Bằng) đã được loại trừ ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Bệnh viện Đà Nẵng vừa can thiệp thành công, bắt được ba con sán lá gan nhỏ còn sống trong ống mật chủ của một nữ bệnh nhân.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công cụ ông 85 tuổi suy hô hấp nguy kịch do COPD, giúp ổn định sức khỏe sau gần 1 tuần hồi sức tích cực.
VTV.vn - Một cụ ông 82 tuổi ở Vĩnh Phúc vừa được cứu sống thần kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc sau khi hai lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp.