
Trầy xước sau va chạm giao thông là một trong những vết thương phần mềm thường gặp. (Ảnh: Shutterstock)
Vì vậy, bạn nên nắm vững các nguyên tắc trong xử lý tổn thương phần mềm để áp dụng ngay khi cần thiết, giúp bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.
Các loại vết thương phần mềm phổ biến
Vết thương phần mềm là loại tổn thương xảy ra ở các mô mềm của cơ thể như da, cơ, dây chằng và các mô liên kết. Đây là những vết thương không liên quan đến xương hoặc các cơ quan nội tạng.
Vết thương phần mềm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như va đập, cắt, xé rách, bỏng, cọ xát, chấn thương hoặc các tác động từ bên ngoài.
Dưới đây là một số vết thương phần mềm phổ biến:
Vết cắt: Là vết thương có cạnh sắc nhọn, thường do dao, kính hoặc kim loại gây ra. Vết cắt có thể nông hoặc sâu, có thể gây tổn thương đến các mô bên dưới da.
Vết trầy xước: Là vết thương xảy ra khi da bị cọ xát với bề mặt thô ráp, làm bong tróc lớp da trên cùng. Thường không sâu nhưng có thể gây đau và dễ bị nhiễm trùng.
Vết bầm: Là vết thương do va đập mạnh, khiến mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ, gây ra tình trạng bầm tím. Tuy không làm rách da nhưng có thể gây đau, sưng và thay đổi màu da.
Vết thương đứt gân, dây chằng: Xảy ra khi có lực tác động mạnh làm đứt hoặc tổn thương gân, dây chằng. Có thể gây mất chức năng vận động và cần điều trị phẫu thuật.
Cách xử lý vết thương phần mềm đúng cách
Với những trường hợp vết thương có dị vật, chảy máu nhiều, tổn thương sâu, diện tích tổn thương lớn..., cần đánh giá cấp độ vết thương và có thể cần gọi cấp cứu.
Sử dụng nước sạch hoặc dung dịch xịt vết thương để rửa sạch khu vực xung quanh vết thương. Tránh sử dụng cồn hoặc oxy già để rửa vì chúng có thể gây tổn thương cho mô da.
Dùng tay áp nhẹ lên vết thương để kiểm soát chảy máu. Sử dụng băng gạc hoặc khăn sạch. Nếu máu chảy mạnh, nên nén vết thương để giảm áp lực máu chảy.
Dùng băng gạc sạch và không dính để bao bọc vết thương, giữ cho khu vực vết thương sạch sẽ và ngăn vi khuẩn xâm nhập.
Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết.
Theo dõi tình trạng vết thương hàng ngày và thay băng gạc khi cần thiết. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, đau hoặc tiết mủ ở vị trí vết thương.
Làm sao để vết thương phần mềm mau lành?
Để vết thương phần mềm mau lành và giảm nguy cơ biến chứng, quy trình chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ giúp giữ cho vết thương sạch sẽ mà còn đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra một cách hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số biện pháp cần thiết để chăm sóc vết thương phần mềm:
Giữ gìn vết thương sạch sẽ: Làm sạch vết thương hàng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch phù hợp.
Bảo vệ vết thương: Sử dụng băng gạc hoặc băng dính không dính để bao bọc vết thương, giữ cho khu vực vết thương sạch sẽ và ngăn vi khuẩn xâm nhập.
Xử lý vết thương đúng cách: Thay băng gạc hoặc băng dính đúng cách hàng ngày hoặc khi cần thiết. Theo dõi tình trạng vết thương và nếu có dấu hiệu nhiễm trùng và cần đưa đi điều trị ngay lập tức.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ chất: Protein là yếu tố cần thiết để tái tạo tế bào mới và xây dựng mô tế bào. Các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A, kẽm và sắt đều quan trọng cho quá trình lành vết thương và hỗ trợ hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, hãy nhớ cung cấp đầy đủ nước để giúp mô tế bào làm việc hiệu quả hơn.
Hạn chế sử dụng thực phẩm gây viêm: Một số thực phẩm có thể gây viêm và làm chậm quá trình lành vết thương như đường và thực phẩm chế biến công nghiệp. Vì vậy, trong quá trình vết thương đang phục hồi, người bệnh cần nên tránh ăn những thực phẩm này.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Nếu vết thương nghiêm trọng hoặc cần sự can thiệp y tế chuyên môn, hãy tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ và thực hiện đúng liệu trình điều trị.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên để đẩy nhanh tốc độ lành vết thương.
Từ xa xưa, vị thuốc huyết giác thường được sử dụng cho những trường hợp bầm tím, phù nề, chấn thương phần mềm trong sinh hoạt, tập luyện hàng ngày.
Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong huyết giác có nhiều dược chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu, tăng tái tạo biểu mô...
Để tiện sử dụng, Công ty Đông dược Phúc Hưng đã bào chế cao huyết giác tinh chế dưới dạng viên nén, đảm bảo hàm lượng dược chất.
Sản phẩm là thuốc điều trị có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế. Thuốc được sản xuất trên dây truyền đạt chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới (GMP - WHO).
Thuốc thảo dược Long huyết P/H được bào chế từ vị thuốc quý huyết giác - Vị thuốc bí truyền của các võ sư. (Ảnh: longhuyetph)
Thuốc thảo dược Long huyết P/H
Thành phần: (Cho 1 viên nang) Cao khô huyết giác 280mg (tương đương với 4g dược liệu).
Công dụng: Thông huyết, hành huyết, tiêu huyết ứ, trừ phong.
Chỉ định: Giảm đau, làm tan máu dưới da khi bị đánh, bị ngã; bầm tím, bong gân, giúp vết thương mau lành.
Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
Nhà sản xuất và phân phối:
Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng
Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Liên hệ: 1800 5454 35
Tham khảo thêm tại Website https://longhuyetph.vn/
Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trong những ngày đầu tháng 3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho hàng chục người bệnh bị men gan tăng cao do uống nước lá cây tại nhà.
VTV.vn - Sản phẩm HIUP IQ chứa DHA từ công nghệ vi bao tiên tiến, được CSIRO Úc cấp bằng sáng chế, mang đến nguồn DHA tinh khiết, hỗ trợ dinh dưỡng cho hàng triệu trẻ em Việt.
VTV.vn - Có dấu hiệu giảm cân và nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường, nhưng thay vì đi khám, bệnh nhân nữ (78 tuổi, Hà Nội) đã tự ý dùng thuốc tiểu đường của anh trai.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trong tuần 11 vừa qua, toàn tỉnh ghi nhận 93 ca mắc tay chân miệng, tăng 40,91% ca so với tuần trước.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 7/3 đến ngày 14/3), toàn thành phố ghi nhận 131 trường hợp mắc sởi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp cứu nam bệnh nhân (32 tuổi, trú tại huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) bị tai nạn giao thông do va chạm trực diện với xe container.
VTV.vn - Mùa Xuân, thời tiết ấm, ẩm, rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm.
VTV.vn - Ekip bác sĩ Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc đã thành công phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, nạo vét gần 50 hạch, điều trị K dạ dày cho bệnh nhân 75 tuổi nhiều bệnh nền.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân (1991, Hà Nội) được chẩn đoán mắc ung thư vú thể nhầy dị dạng – một thể hiếm gặp, tiến triển không điển hình và khó kiểm soát bằng phác đồ tiêu chuẩn.
VTV.vn - Trong 1 tháng trở lại đây, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
VTV.vn - Nam bệnh nhân, 49 tuổi, nhập viện sau 5 giờ bị bắn vào thái dương trái ở cự ly gần.
VTV.vn - Sau 2 năm bền bỉ, hành trình "Trao 50 triệu ml sữa tiểu đường - Vì sức khỏe người Việt" thêm lần nữa được nối dài, tiếp sức bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt.
VTV.vn - Sở Y tế vừa tổ chức Hội thảo về cập nhật các chứng cứ khoa học về chỉ định lọc máu, lọc huyết tương trong điều trị tình trạng tăng triglyceride máu và rối loạn lipid máu.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản năm 2025.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa phẫu thuật khẩn cấp, cứu sống sản phụ bị vỡ tử cung khi đang mang thai tuần thứ 14.