
Theo thống kê của Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy, từ 1/1/2025 đến nay, khoa đã tiếp nhận điều trị nội trú cho 27 ca bệnh sởi. Hiện tại, khoa đang điều trị cho 5 ca sốt phát ban nghi sởi, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng vaccine chưa đầy đủ.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do virus sởi gây nên. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi họng của người bị nhiễm bệnh khi ho, nói chuyện hoặc hắt hơi bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chất tiết đường mũi họng của người bệnh. Các khu vực đông người như khu dân cư, trường học, nhà trẻ … là những nơi thường có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn. Từ đó, bệnh sởi có thể nhanh chóng phát triển thành dịch bệnh, ảnh hưởng sức khỏe của cả người lớn và trẻ em.
Một trường hợp người lớn mắc sởi.
Khi xâm nhập vào cơ thể người bị nhiễm, virus sởi sẽ phát triển bằng cách nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết gần đó. Sau đó chúng đi vào máu và bắt đầu ủ bệnh. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 7-21 ngày trung bình 10 ngày. Thời kỳ lây truyền mạnh nhất từ 5 ngày trước cho tới 5 ngày sau phát ban.
Bác sĩ Bùi Thị Nhung - Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết: "Triệu chứng của bệnh sởi rất điển hình và dễ nhận biết. Giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao. Sau sốt là các biểu hiện của viêm long bao gồm viêm long niêm mạc mũi (bệnh nhân có thể bị ho, hắt hơi, chảy mũi, sổ mũi); viêm long mắt (sung huyết kết mạc ở mắt, có gỉ mắt, sưng nề mi mắt…). Tiếp đó là biểu hiện phát ban dạng dát sẩn, màu đỏ tía, mọc thường theo trình tự ở đầu mặt cổ, lan dần xuống ngực bụng, chân, trong khi ban mọc sốt sẽ lui dần, khi ban mọc đến chân người bệnh sẽ hết sốt (nếu không có bội nhiễm kèm theo). Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất để lại những vết thâm trên da, thường gọi là "vằn da hổ".
Đáng chú ý, bệnh nhân mắc sởi nhập viện điều trị hiện tại có biến chứng của sởi với triệu chứng viêm phổi (tổn thương phổi, ran nổ, ran ẩm), chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi và người trưởng thành chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine phòng bệnh.
Bác sĩ thăm khám cho một trẻ mắc sởi.
Theo các bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh sởi thời điểm hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị sởi chủ yếu là kiểm soát triệu chứng bệnh, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn. Người mắc bệnh sởi nên đi khám, chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý uống thuốc tại nhà.
Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Tỷ lệ bảo vệ của vaccine sởi rất cao, lên tới 95% - 98% sau khi tiêm đủ 2 liều. Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi do sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Do đó, cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine phòng sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi nên đến trạm y tế của xã, phường hoặc điểm tiêm chủng dịch vụ để tiêm vaccine phòng sởi.
Bên cạnh đó, người dân cần chủ động các biện pháp phòng ngừa như:
Bệnh nhân mắc sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng; sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
Khi có các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh sởi như: Sốt, ho khan, sổ mũi, viêm họng, viêm kết mạc; xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên nền đỏ trên niêm mạc bên trong má; phát ban thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Vingroup sẽ khởi công Bệnh viện Vinmec Cần Giờ vào tháng 8/2025, đạt chuẩn Cleveland Clinic, mang đến dịch vụ y tế quốc tế ngay tại Việt Nam.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa xử trí một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp biến chứng rung thất, nhờ can thiệp kịp thời bằng sốc điện và đặt stent mạch vành.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tiến hành kiểm tra đột xuất phòng khám này địa chỉ Tầng 7, Tòa nhà HB Tower, 669 Điện Biên Phủ, Phường 25, quận Bình Thạnh.
VTV.vn - Khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi, Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (Yên Bái) vừa tiếp nhận bệnh nhân phản vệ độ II sau ăn bánh trứng kiến.
VTV.vn - Theo Bộ Y tế, đây là hành vì lợi dụng danh nghĩa Bộ Y tế để trục lợi, gây hiểu nhầm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Y tế.
VTV.vn - Người hiến tạng là anh N.N.Y. (sinh năm 1987), qua đời sau một cơn đột quỵ xuất huyết não lượng lớn.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn khẩn về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
VTV.vn - Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa nội soi phế quản thành công gắp ra dị vật hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản của cụ bà 75 tuổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa có thông báo tìm người thân cho một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố năm 2025.
VTV.vn - Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Hùng Vương Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ 37 tuổi, trong tình trạng mũi bị lộ sụn, thiếu thẩm mỹ.
VTV.vn - Bệnh viện thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước lần thứ 3 cho bệnh nhân 27 tuổi (ngụ tại tỉnh Bình Dương).
VTV.vn - 3 tháng đầu năm 2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Hải Dương có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của bệnh sởi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân cao tuổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công trường hợp bị dập nát bàn tay trái do tai nạn lao động với máy cưa.