
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, biến chứng của bệnh sởi có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên đối với trẻ, nguy cơ xuất hiện biến chứng sởi sẽ cao hơn trong các trường hợp như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ chưa được tiêm phòng vaccine ngừa bệnh sởi, trẻ mắc phải một số bệnh lý mạn tính, trẻ có hệ miễn dịch suy giảm. Cụ thể:
Biến chứng gây viêm thanh quản: Giai đoạn sớm, là do virus sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản. Giai đoạn muộn: Do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: Sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
Biến chứng gây viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X-quang có hình ảnh viêm phế quản.
Biến chứng gây viêm phế quản - phổi: Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: Sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ran nổ. Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Nguy cơ xuất hiện biến chứng sởi ở trẻ em sẽ cao hơn trong các trường hợp như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ chưa được tiêm phòng vaccine ngừa bệnh sởi, trẻ mắc phải một số bệnh lý mạn tính, trẻ có hệ miễn dịch suy giảm.
Biến chứng thần kinh gồm viêm não - màng não - tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Gặp ở 0,1 - 0,6% bệnh nhân sởi. Thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), vào tuần đầu của ban (ngày 3 - 6 của ban). Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt co giật, rối loạn ý thức: hôn mê, liệt nửa người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII hay gặp hội chứng tháp - ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…
Biến chứng viêm màng não kiểu thanh dịch (do virus). Viêm tủy: Liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ vòng.
Biến chứng viêm màng não: Viêm màng não thanh dịch do virus sởi. Viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm. Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (Van bogaert): Hay gặp ở tuổi 2 - 20 tuổi, xuất hiện muộn sau vài năm, điều này nói lên virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến bán cấp từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân chết trong tình trạng tăng tương lực cơ và co cứng mất não.
Biến chứng đường tiêu hóa gồm: viêm niêm mạc miệng: Lúc đầu do virus sởi, thường hết cùng với ban, muộn thường do bội nhiễm, cam mã tấu (noma) thường xuất hiện muộn, do bội nhiễm xoắn khuẩn vincent là một loại vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.
Vì vậy, phụ huynh cần đưa con đến các trạm y tế để tiêm vaccine. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, duy trì chế độ vận động, luyện tập thể dục thể thao khoa học để nâng cao sức đề kháng. Hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ sởi như sốt, phát ban và viêm long hô hấp như ho, chảy nước mũi... Khi có biểu hiện sốt phát ban dạng sởi thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Davipharm cam kết đóng góp vào các mục tiêu dài hạn được nêu trong Quyết định số 1165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội - Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã phát hiện và điều trị 2 bệnh nhân sán não.
VTV.vn - Hai năm nay, bệnh nhân (nữ, 59 tuổi) thường xuyên cảm thấy ngứa khắp người không rõ lý do, dù đã đi thăm khám và điều trị nhưng tình trạng ngứa vẫn không cải thiện.
VTV.vn - Cách thời điểm nhập viện 5 ngày, nam bệnh nhân 39 tuổi, bị đau vùng thắt lưng, ở nhà xoa bóp, giác hơi không đỡ nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bách Niên Kiện có uy tín không? Bách Niên Kiện đã có bằng chứng nào chứng minh uy tín, chất lượng và hiệu quả chưa? Cùng tìm hiểu để làm sáng tỏ qua bài viết sau!
VTV.vn - Bảo Khí Khang có tốt không? Sản phẩm này được quảng cáo hỗ trợ và cải thiện sức khỏe đường hô hấp, nhưng thực tế ra sao?
VTV.vn - Ích Niệu Khang được nhắc đến là một trong những sản phẩm hàng đầu giúp hỗ trợ kiểm soát tiểu đêm, tiểu nhiều lần nhờ công thức thảo dược tiên tiến.
VTV.vn - Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân đến kiểm tra và được chẩn đoán suy thượng thận do sử dụng thuốc xịt mũi điều trị viêm xoang.
VTV.vn - Chủ động phòng chống bệnh lao, những năm qua, ngành Y tế Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt trong công tác khám sàng lọc, phát hiện bệnh lao.
VTV.vn - Trong tuần 11 (10 - 16/3), TP Hồ Chí Minh ghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 86,8% so với trung bình 4 tuần trước (140 trường hợp).
VTV.vn - Trong những ngày đầu tháng 3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho hàng chục người bệnh bị men gan tăng cao do uống nước lá cây tại nhà.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ 65 tuổi, vào viện trong tình trạng hôn mê do ngã cao từ độ cao khoảng 3m từ thang đứng.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ, 40 tuổi, gần đây bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, rối loạn đại tiện nên đã đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh).
VTV.vn - Cao Bằng ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên nghĩ đến bệnh sởi, là cháu bé sinh năm 2023, trú tại Bản Oóng, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ vừa tiến hành cấp cứu một trường hợp bị bỏng ở vùng mặt, tay, chân do tai nạn khi sử dụng nước thông cống bồn cầu.