
BSCKII. Nguyễn Đình Việt - Trưởng Khoa Nội tim mạch và Cấp cứu tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ khẳng định: Không có cơ sở khoa học nào cho thấy lọc máu có thể phòng ngừa đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Các bệnh lý tim mạch và đột quỵ chủ yếu xuất phát từ các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá và lối sống thiếu khoa học. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người dân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thường xuyên tập thể dục và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Bác sĩ Việt cũng cảnh báo rằng, một số cơ sở không có chuyên môn đã quảng cáo sai sự thật về lợi ích của lọc máu trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Điều này có thể gây hiểu nhầm nghiêm trọng và khiến người dân bỏ qua những biện pháp phòng bệnh khoa học, đồng thời có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm nếu thực hiện lọc máu không cần thiết.
Theo BSCKII. Thiều Thị Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm Thận - Lọc máu, lọc máu là phương pháp điều trị dành cho người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối, khi thận không còn chức năng lọc máu, hấp thụ lại và bài tiết để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lọc máu còn được chỉ định trong trong các trường hợp người bệnh bị suy thận cấp, suy gan, suy tim nặng, rối loạn đông máu, viêm tụy cấp, suy đa tạng… Lọc máu là phương pháp điều trị xâm lấn, là quá trình loại bỏ các chất cặn, chất độc hại và chất thải khỏi máu. Khi điều trị bằng phương pháp này có thể gặp một số biến chứng như: Hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chuột rút, đau ngực, đau thắt lưng, ngứa, sốt, nhiễm trùng… Một số biến chứng ít gặp nhưng nghiêm trọng như: Hội chứng mất cân bằng, phản ứng với màng lọc, rối loạn nhịp tim, chảy máu nội sọ, co giật, tan máu, thuyên tắc khí…
"Việc tự ý lọc máu mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là khi thực hiện tại các cơ sở không đảm bảo có thể gây ra những hậu quả khó lường, nhẹ là "tiền mất tật mang", nặng hơn nếu gặp biến chứng và không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong - BSCKII. Thiều Thị Thanh Thủy nhấn mạnh.
Lọc máu là kỹ thuật cao, phải được thực hiện ở các đơn vị chuyên môn, có cơ sở vật chất đảm bảo, trang thiết bị chuyên dụng. Quy trình lọc máu đòi hỏi bác sĩ phải theo dõi sát sao, đảm bảo môi trường vô khuẩn vì đây là một quy trình khép kín: máu được lấy từ cơ thể để lọc chất độc, sau đó lại được đưa trở lại vào cơ thể.
Do đó, đơn vị lọc máu ở các bệnh viện đều thuộc khoa chăm sóc đặc biệt hoặc trung tâm lọc máu nhằm đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của kỹ thuật này. Bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu về lọc máu ngoài cơ thể, hồi sức cấp cứu để hạn chế các biến chứng như nhiễm trùng, tai biến, co giật, rối loạn điện giải gây yếu liệt cơ…
Theo các chuyên gia, lọc máu sai chỉ định, thực hiện ở cơ sở không an toàn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo viêm gan B, C…, phản ứng với thành phần của dịch lọc, màng lọc hoặc các chế phẩm của máu sau khi đưa vào cơ thể, dẫn tới sốc phản vệ, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.
Trước thực trạng trào lưu nguy hiểm này, các chuyên gia khuyến cáo người dân:
Không tự ý thực hiện lọc máu nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Cảnh giác với các quảng cáo không có cơ sở khoa học về lọc máu "thanh lọc cơ thể", "giảm mỡ máu" hay "ngăn ngừa đột quỵ".
Để phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, hãy duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục đều đặn và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp, đường huyết và cholesterol.
Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Davipharm cam kết đóng góp vào các mục tiêu dài hạn được nêu trong Quyết định số 1165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội - Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã phát hiện và điều trị 2 bệnh nhân sán não.
VTV.vn - Hai năm nay, bệnh nhân (nữ, 59 tuổi) thường xuyên cảm thấy ngứa khắp người không rõ lý do, dù đã đi thăm khám và điều trị nhưng tình trạng ngứa vẫn không cải thiện.
VTV.vn - Cách thời điểm nhập viện 5 ngày, nam bệnh nhân 39 tuổi, bị đau vùng thắt lưng, ở nhà xoa bóp, giác hơi không đỡ nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bách Niên Kiện có uy tín không? Bách Niên Kiện đã có bằng chứng nào chứng minh uy tín, chất lượng và hiệu quả chưa? Cùng tìm hiểu để làm sáng tỏ qua bài viết sau!
VTV.vn - Bảo Khí Khang có tốt không? Sản phẩm này được quảng cáo hỗ trợ và cải thiện sức khỏe đường hô hấp, nhưng thực tế ra sao?
VTV.vn - Ích Niệu Khang được nhắc đến là một trong những sản phẩm hàng đầu giúp hỗ trợ kiểm soát tiểu đêm, tiểu nhiều lần nhờ công thức thảo dược tiên tiến.
VTV.vn - Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân đến kiểm tra và được chẩn đoán suy thượng thận do sử dụng thuốc xịt mũi điều trị viêm xoang.
VTV.vn - Chủ động phòng chống bệnh lao, những năm qua, ngành Y tế Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt trong công tác khám sàng lọc, phát hiện bệnh lao.
VTV.vn - Trong tuần 11 (10 - 16/3), TP Hồ Chí Minh ghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 86,8% so với trung bình 4 tuần trước (140 trường hợp).
VTV.vn - Trong những ngày đầu tháng 3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho hàng chục người bệnh bị men gan tăng cao do uống nước lá cây tại nhà.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ 65 tuổi, vào viện trong tình trạng hôn mê do ngã cao từ độ cao khoảng 3m từ thang đứng.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ, 40 tuổi, gần đây bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, rối loạn đại tiện nên đã đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh).
VTV.vn - Cao Bằng ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên nghĩ đến bệnh sởi, là cháu bé sinh năm 2023, trú tại Bản Oóng, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ vừa tiến hành cấp cứu một trường hợp bị bỏng ở vùng mặt, tay, chân do tai nạn khi sử dụng nước thông cống bồn cầu.