
Một đánh giá gần đây về tác động của cà phê đến đường tiêu hóa cho thấy tính axit ở cà phê không có khả năng gây hại cho niêm mạc dạ dày cũng không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên, loại đồ uống được yêu thích này có thể gây kích ứng tạm thời nếu bạn đang bị trào ngược.
Thói quen uống cà phê khi bụng đói vào lúc vừa thức dậy buổi sáng hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày rất phổ biến. Thậm chí, có người chỉ cần tách cà phê là cảm thấy đủ để khởi đầu ngày mới. Các chuyên gia cho rằng, dù cà phê mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tạo sự tập trung, tỉnh táo thì khi đói, cà phê dễ tạo cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh hơn, làm tăng lượng đường trong máu ngay cả khi uống cà phê đen không đường (đây là điều rất cần lưu ý đối với những bệnh nhân tiểu đường).
Cách tốt nhất để hạn chế những tác động kích thích không mong muốn khi uống cà phê là dùng kèm với món đồ gì đó. Chẳng hạn thêm chút sữa ít béo, những người không dung nạp lactose, dị ứng với các thành phần của sữa bò có thể sử dụng sữa hạt. Những đồ ăn nhẹ như lát bánh mì nướng, bánh cookie, quả chuối... cũng có thể giúp "lót dạ", hạn chế tình trạng ợ chua, cồn cào hay tiêu chảy khi uống cà phê, ngoài ra còn tăng sự thú vị khi thưởng thức mà không mất thời gian chuẩn bị.
Cà phê và nhiều loại thực phẩm khác (như cam quýt, đồ ăn cay hoặc đồ chiên) có thể gây kích thích đường tiêu hóa, vì thế nếu gặp các triệu chứng đáng lo ngại hơn như cảm thấy nóng rát ở lòng ngực, khó nuốt, tức ngực, ợ chua, trào ngược khi ăn, uống... thì đã đến lúc bạn cần bác sĩ khám bệnh và tư vấn để đưa ra những giải pháp hữu ích cho sức khỏe.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bảo Khí Khang có tốt không? Sản phẩm này được quảng cáo hỗ trợ và cải thiện sức khỏe đường hô hấp, nhưng thực tế ra sao?
VTV.vn - Có dấu hiệu giảm cân và nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường, nhưng thay vì đi khám, bệnh nhân nữ (78 tuổi, Hà Nội) đã tự ý dùng thuốc tiểu đường của anh trai.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trong tuần 11 vừa qua, toàn tỉnh ghi nhận 93 ca mắc tay chân miệng, tăng 40,91% ca so với tuần trước.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 7/3 đến ngày 14/3), toàn thành phố ghi nhận 131 trường hợp mắc sởi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp cứu nam bệnh nhân (32 tuổi, trú tại huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) bị tai nạn giao thông do va chạm trực diện với xe container.
VTV.vn - Mùa Xuân, thời tiết ấm, ẩm, rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm.
VTV.vn - Ekip bác sĩ Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc đã thành công phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, nạo vét gần 50 hạch, điều trị K dạ dày cho bệnh nhân 75 tuổi nhiều bệnh nền.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân (1991, Hà Nội) được chẩn đoán mắc ung thư vú thể nhầy dị dạng – một thể hiếm gặp, tiến triển không điển hình và khó kiểm soát bằng phác đồ tiêu chuẩn.
VTV.vn - Trong 1 tháng trở lại đây, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
VTV.vn - Nam bệnh nhân, 49 tuổi, nhập viện sau 5 giờ bị bắn vào thái dương trái ở cự ly gần.
VTV.vn - Sau 2 năm bền bỉ, hành trình "Trao 50 triệu ml sữa tiểu đường - Vì sức khỏe người Việt" thêm lần nữa được nối dài, tiếp sức bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt.
VTV.vn - Sở Y tế vừa tổ chức Hội thảo về cập nhật các chứng cứ khoa học về chỉ định lọc máu, lọc huyết tương trong điều trị tình trạng tăng triglyceride máu và rối loạn lipid máu.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản năm 2025.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa phẫu thuật khẩn cấp, cứu sống sản phụ bị vỡ tử cung khi đang mang thai tuần thứ 14.
VTV.vn - Hiện nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn Hà Nội đang có xu hướng gia tăng.