Điều trị thương tích ở tinh hoàn như thế nào?

Tuấn Bảo, icon
10:32 ngày 10/05/2019

VTV.vn - Nam giới khi bị thương tích tinh hoàn cần phải được điều trị kịp thời và đúng cách, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Hình minh họa.

Theo các bác sĩ Phòng khám Tiết niệu Đông Hưng, tinh hoàn là cơ quan sản xuất ra tinh trùng, quyết định khả năng sinh sản của nam giới. Cùng với đó, tinh hoàn cũng là cơ quan sản xuất ra nội tiết tố nam testosterone làm cho cơ thể nam giới phát triển một cách nam tính. Việc bảo vệ tinh hoàn tránh bị thương tích là rất quan trọng.

Dấu hiệu nhận biết thương tích tinh hoàn

Tổn thương tinh hoàn có nhiều mức độ: nhẹ là tổn thương, chảy máu, phù nề; nặng là vỡ hoặc giập nát tinh hoàn.

- Tổn thương tinh hoàn ở mức độ nhẹ

Tổn thương tinh hoàn ở mức độ nhẹ chỉ gây xuất huyết trong màng trắng đôi khi kết hợp với nang huyết tinh mạc hoặc khối máu tụ bìu.

Xuất huyết kết hợp với phù nề tạo ra chứng viêm thượng tinh hoàn do chấn thương. Nhiễm trùng ở trường hợp này dễ làm mưng mủ bìu và tinh hoàn. Phương pháp điều trị chính là cắt mở bìu, với nhưng trường hợp nặng hơn sẽ phải cắt bỏ tinh hoàn.

- Vỡ tinh hoàn và dập nát tinh hoàn

Đây là dạng nặng của thương tích tinh hoàn với bìu đầy máu cục, da bìu và màng tinh hoàn rách tung, làm tinh hoàn thoát ra ngoài; các ống tinh cũng bị tổn thương nặng. kể cả khi động mạch tinh còn nguyên vẹn, diễn biến của bệnh vẫn trầm trọng với kết quả là teo tinh hoàn. Nếu lại có nhiễm trùng hay tổn thương niệu đạo phối hợp sẽ rất ít hi vọng giữ được tinh hoàn.

Các triệu chứng nhận biết chấn thương tinh hoàn

Chấn thương tinh hoàn thường có bệnh cấp tinh: đau dữ dội, lan ra khắp bìu, vùng bụng, lưng. Đôi khi có sốc chấn thương mặc dù tinh hoàn không bị vỡ. Tinh hoàn bị xung huyết, phù nề nếu là chấn thương nhẹ.

Với những trường hợp chấn thương nặng thì tinh hoàn và bìu sẽ sưng to và căng đầy máu cục. Trong vết thương bìu và vết thương tinh hoàn, máu sẽ chảy rỉ rả liên tục bên ngoài.

Trong một số trường hợp, tinh hoàn chuyển vào bụng, vùng hội âm hay các vùng kế cận, ở đây cần can thiệp gấp để đem tinh hoàn vào bìu.

Điều trị thương tích tinh hoàn

- Chấn thương nhẹ.

Chấn thương tinh hoàn nhẹ mà bìu không rách, khối máu tụ không lớn, sẽ điều trị bằng đắp đá lạnh, cheo bìu, cho thuốc giảm đau. Bìu bị xây xát mà không có vật ngoại lai cũng sẽ điều trị như vậy.

- Chấn thương và vết thương nặng trung bình.

Khối máu tụ ở bìu lớn, da bìu rách hay không rách, đòi hỏi sự can thiệp để thoát lưu máu cục, cầm máu, khâu màng trắng, dẫn lưu dưới da bìu.

- Thương tích nặng làm vỡ tinh hoàn.

Trường hợp này sẽ được can thiệp khẩn cấp; cắt bỏ mô bìu hoại tử, cầm máu, cắt bỏ phần da tinh hoàn bị hư hại thật sự và cố gắng bảo tồn tối đa phần còn lại. Chỉ cần cắt bỏ tinh hoàn toàn diện khi nào tinh hoàn bị giập nát hoàn toàn.

- Thương tích cả hai tinh hoàn.

Nguyên tắc bảo tồn tối đa lại càng cần phải được áp dụng khi cả hai tinh hoàn đều bị thương tích.

- Chấn thương hay vết thương niệu đạo kết hợp.

Trong trường hợp này sẽ phải khai khẩu bàng quang ra da, hơn là để ống thông niệu đạo tại chỗ. Sau khi đã điều trị tổn thương niệu đạo, để tránh viêm thượng tinh hoàn - tinh hoàn ngược chiều.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục