
BSCKII Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định: Những thách thức với công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thủ đô rất lớn. Các dịch bệnh trên thế giới và tại các tỉnh, thành phố khác đều có thể xâm nhập và lây lan trên toàn thành phố. Điển hình như COVID-19 xâm nhập làm mắc bệnh cho hàng triệu người. Trong quá khứ và cả hiện tại đã có nhiều dịch bệnh xâm nhập và phát sinh như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tả… đều để lại hậu quả về sức khỏe và kinh tế - xã hội. Các dịch bệnh lưu hành hàng năm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu… đều có số mắc cao tại nhiều quận, huyện, thị xã. Các dịch bệnh lây từ động vật sang người như nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, dại... hàng năm đều có báo cáo các trường hợp bệnh. Thậm chí gần đây, các dịch bệnh đã có vaccine trong chương trình tiêm chủng cũng quay trở lại và có những diễn biến mới như sởi, ho gà...
BSCKII Khổng Minh Tuấn cũng cho biết tình hình bệnh sởi hiện nay đang có xu hướng gia tăng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, lây lan chính ở nhóm trẻ chưa tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Trung bình mỗi tuần ghi nhận từ 70 đến 120 trường hợp mắc bệnh, nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị, tuy nhiên chưa có trường hợp nào tử vong. Số trường hợp mắc sởi năm 2024 là 570, thời điểm hiện tại 2025 là 213, thấp hơn khi so sánh với các năm 2014, 2019 là các năm có bệnh sởi gia tăng trên địa bàn thành phố (1.700 trường hợp), tuy nhiên nếu không chủ động tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch, tổ chức tốt việc tiêm chủng thì số trường hợp mắc bệnh thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng và có thể sẽ thành dịch.
Bác sĩ Khổng Minh Tuấn cho biết, công tác phòng chống dịch phải được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn thể các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể và sự tham gia tích cực của người dân. Ngành Y tế cần làm tốt vai trò chuyên môn, tổ chức giám sát tình hình, khuyến cáo các biện pháp phòng chống dịch phù hợp cho chính quyền, người dân. Tổ chức thông tin tuyên truyền để người dân biết, chủ động phòng bệnh hiệu quả, không chủ quan nhưng không hoang mang quá mức.
Để giữ gìn sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, bác sĩ Khổng Minh Tuấn khuyến cáo mỗi người dân cần phải có trách nhiệm tuân thủ, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các khuyến cáo phòng, chống dịch của các cơ quan y tế để bảo vệ chính bản thân mình và thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, xã hội trong công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần có ý thức chủ động vận động mọi người xung quanh tham gia chung tay phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch:
- Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, giữ ấm cơ thể, tránh làm việc quá mức.
- Đưa trẻ em mới sinh đi tiêm chủng đầy đủ đúng lịch theo khuyến cáo của ngành Y tế, không bỏ mũi tiêm của trẻ.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, khu vực xung quanh, không để phế thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Diệt bọ gậy hàng tuần để phòng sốt xuất huyết.
- Khi không may bị bệnh thì thông báo cho trạm y tế và phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp chống dịch.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Theo Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh ở nước ta, đi cùng với mức tiêu thụ nước giải khát có đường.
VTV.vn - Sáng 22/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG) đã tổ chức đợt hiến máu tình nguyện năm 2025
VTV.vn - 28 học sinh, giáo viên, nhân viên trường một trường học ở Bình Dương nhập viện, hiện chưa đủ cơ sở xác định liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận hai trường hợp ngộ độc ma tuý "nước biển". Điểm đáng nói là cả hai trường hợp đều ở độ tuổi 20-25.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) vừa phẫu thuật cắt 2 ruột thừa cho bệnh nhi (13 tuổi), đây là một bất thường bẩm sinh cực kì hiếm gặp với tỷ lệ gặp chỉ 0,004%.
VTV.vn - Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh có xu hướng diễn biến mạnh vào mùa Đông - Xuân, dễ bùng phát thành dịch.
VTV.vn - Chiều 21/3, Bộ Y tế có thông tin về tình hình dịch bệnh sởi trên cả nước, nhận định xu hướng dịch và các hoạt động phòng chống bệnh sởi.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho bé gái 14 tuổi được chẩn đoán viêm não tự miễn có kháng thể NMDA (N-methyl-D-aspartate) dương tính.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành nội soi gắp một chiếc kim khâu dài khoảng 5cm trong tá tràng người bệnh 16 tuổi.
VTV.vn - Ngày 19/3, tại Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), anh T.H.N. (44 tuổi, Đắk Lắk) đã hiến tặng mô và bộ phận cơ thể sau khi không qua khỏi vì chấn thương nặng.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Lào Cai vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các trung tâm y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi.
VTV.vn - Với sự vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở và sự phối hợp của các cơ sở giáo dục, Hà Tĩnh hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân N.T.L. (nữ, 60 tuổi, quê quán Hải Dương) bị suy hô hấp, tràn dịch đa màng, suy tim, suy thận.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ (69 tuổi) tiền sử hen phế quản nhiều năm, cùng ngày nhập viện có biểu hiện khó thở, không đáp ứng với thuốc xịt cắt cơn hen, sau đó lả đi, mất ý thức.
VTV.vn - Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia vừa công bố về kẹo rau củ Kera cho thấy sản phẩm này có chứa chất tạo ngọt sorbitol với hàm lượng 33,4 g/100g.