
Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trong và ngoài công lập thực hiện tốt công tác phân luồng khám bệnh, thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng phương án trong trường hợp ghi nhận gia tăng các trường hợp nhập viện do mắc bệnh sởi.
Các bệnh viện thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn để chủ động phòng, chống lây nhiễm chéo bệnh sởi tại đơn vị; bố trí khu vực khám sàng lọc, khu vực điều trị cách ly phù hợp, hiệu quả.
Để thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chuẩn trong cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị cung cấp đủ nước sạch và các phương tiện vệ sinh tay cho nhân viên y tế, có sẵn các dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn ở những nơi thăm khám, chăm sóc người bệnh. Đơn vị cũng lên kế hoạch quản lý tất cả các người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp như ho hoặc hắt hơi.., chuyển khám, sàng lọc phát hiện sớm bệnh để cách ly điều trị...
Hàng ngày, làm sạch và khử khuẩn các bề mặt dễ bị nhiễm vi sinh vật như các vật dụng xung quanh người bệnh, thành giường, tủ đầu giường và các vật dụng thường xuyên sờ vào như tay nắm cửa, vật dụng trong nhà vệ sinh, cần chú ý làm sạch và khử khuẩn đồ chơi của trẻ em…
Thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc người bệnh, cho trẻ nằm phòng cách ly đảm bảo thoáng khí, đủ ánh sáng; theo dõi sát để phát hiện kịp thời các diễn biến nặng của bệnh như trẻ mệt, li bì sốt cao, ho nhiều thở nhanh…để kịp thời xử lý.
Tăng cường các hoạt động truyền thông về thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại bệnh viện, tăng cường hỏi tiền sử tiêm chủng để tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Song song với việc yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Sở Y tế cũng giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Đa khoa Đống Đa là chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm tập huấn, hướng dẫn các đơn vị phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc sởi.
Bệnh viện Nhi Hà Nội – chuyên khoa đầu ngành về nhi khoa hướng dẫn các đơn vị nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh sởi đối với các bệnh nhi để chẩn đoán sớm, chuyển tuyến hoặc điều trị đạt kết quả cao.
Với Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - chuyên khoa đầu ngành điều dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị về chuyên môn trong công tác chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh sởi.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - chuyên khoa đầu ngành kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị về chuyên môn trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi.
Sở Y tế đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo TTYT, phòng y tế tăng cường đào tạo, tập huấn, truyền thông, thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường để phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 25/3, toàn thành phố có 1.202 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 1.058 trường hợp mắc sởi xác định. Bệnh nhân mắc sởi ghi nhận tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã, 328 xã phường thị trấn. Số bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi gồm 117 trường hợp dưới 6 tháng (11,1%); 151 trường hợp 6-8 tháng (14,3%); 113 trường hợp 9 - 11 tháng (10,7%), 238 trường hợp 1 - 5 tuổi (22,5%), 164 trường hợp 6 - 10 tuổi (15,5%), 275 trường hợp > 10 tuổi (26%).
Hiện tại, có hơn 200 bệnh nhân mắc bệnh sởi đang được điều trị tại các bệnh viện trong và ngoài công lập, trong đó 52 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, 44 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, 20 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn có 18 bệnh nhân, Bệnh viện Nông nghiệp 11 bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông 10 bệnh nhân…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - CDC Hà Nội đang triển khai điều tra trên nhóm học sinh từ 13-17 tuổi tại các trường THCS, THPT để đánh giá hành vi nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn.
VTV.vn - Chiều 26/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận các nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bé M.A.T. (6 tuổi) trong tình trạng đau bụng ngày thứ hai, cơn đau tăng dần và dữ dội.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa điều trị thành công một ca ngộ độc thuốc felodipine nghiêm trọng bằng kỹ thuật ECMO kết hợp lọc máu hấp phụ (HP).
VTV.vn - Liên cầu lợn (Streptococcus suis) là loại vi khuẩn nguy hiểm, tồn tại trong cơ thể lợn - đặc biệt là lợn bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã áp dụng kỹ thuật tạo hình tuyến vú bằng vạt da cơ lưng rộng, vừa điều trị triệt căn ung thư vú, vừa cải thiện ngoại hình cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Bạch Mai vừa bóc tách thành công khối u trung thất hiếm gặp kích thước 30x20 cm, nặng 3,6 kg, giúp bệnh nhân hồi phục ngoạn mục sau ca mổ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân 44 tuổi, trong tình trạng liệt hoàn toàn hai chân, rối loạn cảm giác từ vùng bẹn trở xuống, đau dữ dội vùng cột sống.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 35 tuổi, đến viện khám vì hai mắt thường xuyên nhìn lóa, đặc biệt khi ra nắng, kèm theo biểu hiện đỏ mắt tái diễn.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo đến người tiêu dùng liên quan đến 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nghi giả của Công ty TNHH Công nghệ Herbitech.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp ngộ độc Methanol nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) vừa xử lý thành công, cứu sống người bệnh nam 47 tuổi, bị đinh sắt dài 5cm xuyên qua hộp sọ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhi C.D.A (11 tuổi) trong tình trạng nguy kịch sau tai nạn giao thông, tiên lượng rất xấu.
VTV.vn - Ngày nay, TPCN là giải pháp được lựa chọn để chăm sóc sức khỏe chủ động. Làm thế nào để phát huy hiệu quả tối đa của TPCN, lại tiết kiệm chi phí một cách thông minh?