
Cách đây 1 tháng, bệnh nhân B.H.T. (35 tuổi, trú tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị đau khớp cổ tay, được hàng xóm mách có "thần y" ở làng bên có biệt tài tiêm khớp. Bệnh nặng đến mấy, hễ đến gặp thầy tiêm vài lần là khỏi đứt.
Sau đó, bệnh nhân đã đến gặp "thần y" và được tư vấn tiêm thuốc (không rõ loại nào) vào mu bàn tay phải. Sau khi tiêm lần đầu, bệnh nhân thấy hiệu quả, giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, sau tiêm mũi thứ 4, bàn tay bệnh nhân sưng to, nóng đỏ, đau dữ dội, vận động hạn chế nên được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên cấp cứu.
Qua quá trình làm các xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị nhiễm trùng bao hoạt dịch cổ tay do thuốc/theo dõi đứt gân duỗi khoang 3 bàn tay phải.
Tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ rạch da thấy bao hoạt dịch các gân duỗi khoang 3 viêm tấy, phì đại kèm theo mủn nát, đọng các cặn trắng. Tiến hành cắt lọc loại bỏ hoàn toàn các bao hoạt dịch gân, thấy nhóm gân bị viêm, mật độ óng, mềm, giảm trương lực, không đứt, nạo sạch viêm và dẫn lưu vết mổ.
Sau 3 ngày phẫu thuật, mu bàn tay bệnh nhân đã giảm sưng nề, đỡ đau, vận động bàn tay tốt.
Mặc dù đã được cảnh báo về biến chứng có thể xảy ra khi tiêm thuốc trực tiếp vào khớp, nhưng không ít người vẫn chọn phương pháp này để nhanh chóng thoát khỏi cơn đau. Bên cạnh những bệnh nhân may mắn không xảy ra biến chứng thì có rất nhiều trường hợp phải chịu hậu quả nặng nề.
Qua lời "mách" từ một số người "từng trải", người bệnh sẵn sàng tìm đến các phòng khám, cơ sở y tế và đề nghị được tiêm mà không cần quan tâm đến lời cảnh báo từ bác sĩ, chuyên gia. Không ít người trong số đó phải nhận lại hậu quả nặng nề vì sự lựa chọn của mình.
Trường hợp có chỉ định tiêm, các bác sĩ khuyến cáo, hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị phù hợp. Hãy tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sau tiêm khớp của thầy thuốc, tuân thủ phác đồ điều trị, tái khám kịp thời để bác sĩ điều chỉnh và đưa ra phác đồ phù hợp. Một lời khuyên nữa từ các bác sĩ, đó là các trường hợp sau tiêm khớp, người bệnh tuyệt đối không được bôi xoa, đắp thuốc và lá cây lên vị trí tiêm khớp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - 14 người được chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk có các triệu chứng nghi bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 6 người phải nhập viện điều trị.
VTV.vn - Trong quá trình vui chơi tại nhà, do hiếu động và chưa nhận thức được nguy hiểm, bé P.K.U., 7 tuổi, đã vô tình nuốt phải dị vật.
VTV.vn - Gan, thận bị tổn thương phải lọc máu, thậm chí cuối tuần vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã có 2 bệnh nhân tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng.
VTV.vn - Cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mới tập đi ăn bơ trước khi đi ngủ đang là "mẹo" được nhiều người áp dụng vì tin rằng sẽ giúp bé dễ vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 40.000 ca nghi mắc sởi, trong đó có 5 trường hợp tử vong.
VTV.vn - Khám thai đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn.
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc hạn chế thời gian ngồi trước tivi xuống còn 1 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
VTV.vn - Khoảng 12h trưa ngày 13/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận 1 người bệnh ngộ độc thực phẩm nghi ăn nấm rừng.
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phát hiện trang website, trang mạng xã hội có đăng tải các nội dung quảng cáo dịch vụ làm giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề y dược…
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 10/2025.
VTV.vn - Khi thực hiện động tác quăng dây câu, bệnh nhân T.T.Q. (38 tuổi, Phú Yên) vô ý để lưỡi câu văng trúng vào mắt trái, không gỡ ra được.
VTV.vn - Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2 được 2 năm. Tuy nhiên, gần đây bệnh nhân không đi khám lại mà dùng thuốc theo đơn cũ (Januvia 100mg ngày 1 viên).
VTV.vn - Một bệnh nhân uống 113 viên thuốc Phenobarbital (thuốc chống co giật, an thần, gây ngủ) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh kịp thời cứu sống.
VTV.vn - Tuyến nước bọt cũng có thể hình thành sỏi, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 5 tuổi, bị dập và đứt rời 3 ngón tay trái do vô tình chạm vào bộ phận cảm ứng của máy dập nắp cốc tự động tại gia đình.