
Bệnh nhân V.T.L. (30 tuổi, Bắc Giang) được gia đình đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng suy hô hấp cấp nặng, chỉ số oxy giảm mạnh, tiểu cầu giảm nghiêm trọng chỉ còn 18 G/L (mức bình thường từ 150 - 450 G/L). Mặc dù đã được đặt ống thở máy và hỗ trợ tối đa, tình trạng oxy vẫn không cải thiện. Nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân bắt đầu chảy máu phổi dữ dội, máu tràn từ phổi ra ào ạt, chảy máu dạ dày và các vị trí tiêm truyền. Bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn đông máu nặng, tổn thương các cơ quan nội tạng.
Trước tình trạng cấp bách, bệnh nhân đã được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tại đây, Trung tâm Hồi sức tích cực, bệnh nhân hôn mê, mạch yếu, huyết áp tụt và oxy máu chỉ dao động ở mức 80 - 85%, thấp hơn nhiều so với mức an toàn thông thường là 90. Tiểu cầu giảm xuống chỉ còn 2 G/L, huyết sắc tố tụt xuống mức 60 - 70 g/L, nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể) và truyền máu liên tục. Tuy nhiên, dù ba ngày liên tục truyền máu, truyền hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương - tổng lên tới gần 10 lít chế phẩm máu nhưng tình trạng tiểu cầu vẫn không cải thiện và duy trì ở mức cực thấp.
Dựa trên dấu hiệu lâm sàng và diễn biến bệnh, các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ thống thể cấp tính, diễn biến rất phức tạp trên nền tiền sử lao phổi chưa điều trị dứt điểm. Đây là một tình huống y học điển hình, khi bệnh lý miễn dịch tự phát kết hợp với tổn thương chưa giải quyết triệt để tạo ra "hiệu ứng cộng hưởng", khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng. Hệ miễn dịch bị rối loạn không chỉ gây tổn thương đa cơ quan mà còn kích hoạt lại tình trạng lao phổi, làm trầm trọng thêm suy hô hấp và rối loạn đông máu.
Bước ngoặt điều trị chỉ đến khi bệnh nhân được thay huyết tương - một phương pháp giúp loại bỏ kháng thể tự miễn và thay thế huyết tương của người khỏe mạnh. Sau 7 lần thay huyết tương liên tiếp, tiểu cầu của bệnh nhân bắt đầu tăng dần, các vị trí chảy máu ổn định. Phổi cải thiện rõ rệt, bệnh nhân được kết thúc ECMO, rút ống thở sau hai tuần và có thể tự thở trở lại. Sau một tháng điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục ngoạn mục và được xuất viện.
Qua khai thác tiền sử được biết, 10 năm trước, bệnh nhân mắc lao phổi và được chỉ định điều trị theo phác đồ chuẩn. Sau hai tháng điều trị, bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn và tự ngừng thuốc, không tái khám. Suốt thời gian sau đó, bệnh nhân vẫn sống bình thường và không gặp biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt. Tuy nhiên, có một điều bất thường mà bệnh nhân không để ý - tiền sử sảy thai nhiều lần mà chưa từng thăm khám sản khoa để tìm nguyên nhân.
ThS.BS Mạc Duy Hưng, Trung tâm Hồi sức tích cực chia sẻ: Đây là một ca bệnh nguy kịch điển hình khi lupus ban đỏ hệ thống bùng phát trên nền bệnh nhân mắc lao phổi chưa điều trị dứt điểm. Sự phối hợp của hai bệnh lý này khiến việc điều trị trở nên cực kỳ khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện kịp thời.
Bác sĩ Hưng nhấn mạnh về sự chủ quan trong điều trị lao là nguyên nhân khiến bệnh tái phát nặng hơn, đặc biệt khi bệnh nhân có thêm bệnh lý nền. Lao là bệnh có thể điều trị khỏi nếu tuân thủ đầy đủ phác đồ. Tuy nhiên, nếu bỏ dở liệu trình, không chỉ khó kiểm soát mà còn tạo điều kiện cho các biến chứng nguy hiểm khác. Lupus ban đỏ hệ thống cũng là bệnh lý tự miễn có diễn biến phức tạp, gây tổn thương đa cơ quan và có thể dẫn đến suy hô hấp, rối loạn đông máu và tử vong nếu không phát hiện kịp thời.
Ngoài ra, theo bác sĩ Hưng, người dân cần nâng cao ý thức khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ điều trị đúng và đủ các phác đồ y tế, đặc biệt là với những bệnh mạn tính như lao. Phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần, mệt mỏi, nổi ban không rõ nguyên nhân cần chủ động đi khám chuyên khoa để sàng lọc bệnh tự miễn. Phát hiện sớm có thể thay đổi hoàn toàn tiên lượng bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Phẫu thuật u xơ thần kinh từ 18 năm trước, cụ bà bỏ theo dõi khiến khối u tái phát, phát triển khổng lồ, biến dạng toàn bộ chân, mất chức năng vận động.
VTV.vn - Một cụ ông 82 tuổi ở Vĩnh Phúc vừa được cứu sống thần kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc sau khi hai lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u vùng nách nặng tới 2kg cho một nữ bệnh nhân 52 tuổi.
VTV.vn - Mùa thi là thời điểm trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực trong học tập và thi cử, chất lượng giấc ngủ cũng bị suy giảm.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các đơn vị y tế bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
VTV.vn - CDC Hà Nội đang triển khai điều tra trên nhóm học sinh từ 13-17 tuổi tại các trường THCS, THPT để đánh giá hành vi nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp ngộ độc rượu ngâm củ ấu tàu trong tình trạng nguy kịch.
VTV.vn - Chuyên trang VTV Sức khỏe, một nền tảng nội dung số với thông điệp: “Kênh thông tin y tế chính thống - Vì một Việt Nam khỏe mạnh" đã chính thức ra mắt.
VTV.vn - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc khẩn trương cấp cứu và điều trị các nạn nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Vĩnh Phúc.
VTV.vn - Giải thưởng là thành quả của BVĐK Phương Đông trong xây dựng mô hình bệnh viện quốc tế, ứng dụng công nghệ hiện đại gắn với môi trường điều trị xanh – sạch – thông minh.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 42 tuổi, nhập viện trong tình trạng nguy kịch do kiềm chuyển hóa nặng sau nhiều ngày nôn ói liên tục vì uống rượu.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn.
VTV.vn - Chiều 26/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận các nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bé M.A.T. (6 tuổi) trong tình trạng đau bụng ngày thứ hai, cơn đau tăng dần và dữ dội.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa điều trị thành công một ca ngộ độc thuốc felodipine nghiêm trọng bằng kỹ thuật ECMO kết hợp lọc máu hấp phụ (HP).