
Bé trai 4 tuổi chậm nói do tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử
Bé trai 4 tuổi, được gia đình đưa đến khám vì chậm nói. Bé là con đầu, sinh non ở tuần 36, cân nặng 2,6 kg. Hiện bé sống cùng bố mẹ và ông bà, nhưng phần lớn thời gian ở với ông bà do bố mẹ bận rộn công việc. Gia đình thừa nhận bé tiếp xúc với tivi và điện thoại từ rất sớm, thường xuyên được cho xem các thiết bị này khi ăn, chơi hoặc quấy khóc. Khi được 15 tháng tuổi, bé biết đi nhưng chưa nói được từ nào. Hai tuổi, bé chỉ nói được vài từ đơn, không ghép được từ, vốn từ hạn chế và thường im lặng trong thời gian dài. Đến khi 4 tuổi, bé vẫn nói không rõ nghĩa, thường xuyên sót âm, khó hiểu. Dù bé có thể tương tác với gia đình, chơi đồ chơi, giao tiếp cơ bản như vẫy tay, gật đầu và biết thể hiện cảm xúc khi không được đáp ứng nhu cầu nhưng gia đình vẫn lo lắng vì bé chậm ngôn ngữ hơn so với bạn cùng tuổi.
Vì vậy, gia đình quyết định đưa bé đến khám tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán: Bé bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt và cần theo dõi thêm để phân biệt với các tình trạng như rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển tâm thần hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý. Hiện bé đang được trị liệu ngôn ngữ và can thiệp tâm lý, kết hợp hướng dẫn gia đình chăm sóc và quản lý hành vi của bé.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
TS.BS. Vũ Sơn Tùng, Trưởng phòng Sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên, Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chậm phát triển ngôn ngữ thường do:
- Bất thường giải phẫu, tổn thương thần kinh.
- Rối loạn phổ tự kỷ, thiếu tương tác gia đình.
- Lạm dụng thiết bị điện tử (trên 2 giờ/ngày ở trẻ 1-3 tuổi).
Các dấu hiệu cảnh báo theo độ tuổi:
0-6 tháng tuổi: Trẻ không giao tiếp bằng mắt với những người xung quanh. Không nhìn theo hay có bất kỳ phản ứng gì khi được gọi tên. Khi nghe âm thanh từ các đồ vật, trẻ không có phản ứng quay về hướng các đồ vật đó.
6-12 tháng tuổi: Trẻ không hứng thú, không phản ứng khi chơi ú òa hoặc những trò chơi tương tự. Không giao tiếp với mọi người xung quanh bằng từ ngữ, âm thanh, cử chỉ, thậm chí khi trẻ cần giúp đỡ như chỉ tay hoặc vẫy tay tạm biệt, có vấn đề trong việc bắt chước âm thanh.
12-18 tháng tuổi: Trẻ không đáp lại khi được gọi tên hay không có những phản hồi trước các câu hỏi quen thuộc hàng ngày. Trẻ không nói được khoảng vài từ đơn.
2 tuổi: Trẻ không thể nói khoảng 50 từ đơn khác nhau, không thể ghép 2 - 3 từ đơn. Trẻ chỉ có thể lặp lại từ của người khác mà không thể tự nói ra từ mình muốn, không thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản. Trẻ cũng không phản ứng hay đáp lại những yêu cầu, câu hỏi thường ngày.
3 tuổi: Trẻ không thể kết hợp từ thành cụm từ, tạo câu dài như "Mẹ giúp con với", không đáp lại những yêu cầu hay trả lời những câu hỏi dài, không tự đặt câu hỏi, không sử dụng được ít nhất 200 từ, không yêu cầu mọi thứ theo tên.
Hậu quả khi không can thiệp sớm
Hơn 60% trẻ chậm ngôn ngữ không theo kịp bạn cùng lứa, dẫn đến:
- Khó khăn học tập (đọc, viết, toán cao gấp 4-6 lần).
- Tự ti, cô lập xã hội, hạn chế kỹ năng giao tiếp.
- Ảnh hưởng kéo dài đến tuổi trưởng thành.
TS.BS Vũ Sơn Tùng nhấn mạnh: "Can thiệp trước 3 tuổi giúp trẻ cải thiện 25% khả năng học tập, giảm chi phí và tăng cơ hội hòa nhập". Vì vậy, các bậc làm cha mẹ, ông bà cần:
- Hạn chế thời gian trẻ dùng thiết bị điện tử.
- Tăng tương tác trực tiếp, dạy trẻ qua trò chơi, đọc sách.
- Đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Tất cả trẻ em bị nghi ngờ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ nên được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sĩ trị liệu ngôn ngữ, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chương trình can thiệp sớm tại địa phương để đánh giá chính thức. Liệu pháp ngôn ngữ có hiệu quả đối với các rối loạn ngôn ngữ biểu đạt. Đối với trẻ em đang được điều trị bằng liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp do cha mẹ thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ lâm sàng có hiệu quả…
Ca bệnh trên là lời cảnh tỉnh cho các gia đình về tác hại của việc lạm dụng thiết bị điện tử và tầm quan trọng của việc can thiệp sớm. Chủ động theo dõi và hỗ trợ kịp thời không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Dù đã được cảnh báo nhiều lần, nhưng trong thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp nhận những ca bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
VTV.vn - Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh có xu hướng diễn biến mạnh vào mùa Đông - Xuân, dễ bùng phát thành dịch.
VTV.vn - Chiều 21/3, Bộ Y tế có thông tin về tình hình dịch bệnh sởi trên cả nước, nhận định xu hướng dịch và các hoạt động phòng chống bệnh sởi.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho bé gái 14 tuổi được chẩn đoán viêm não tự miễn có kháng thể NMDA (N-methyl-D-aspartate) dương tính.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành nội soi gắp một chiếc kim khâu dài khoảng 5cm trong tá tràng người bệnh 16 tuổi.
VTV.vn - Ngày 19/3, tại Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), anh T.H.N. (44 tuổi, Đắk Lắk) đã hiến tặng mô và bộ phận cơ thể sau khi không qua khỏi vì chấn thương nặng.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Lào Cai vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các trung tâm y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi.
VTV.vn - Với sự vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở và sự phối hợp của các cơ sở giáo dục, Hà Tĩnh hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân N.T.L. (nữ, 60 tuổi, quê quán Hải Dương) bị suy hô hấp, tràn dịch đa màng, suy tim, suy thận.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ (69 tuổi) tiền sử hen phế quản nhiều năm, cùng ngày nhập viện có biểu hiện khó thở, không đáp ứng với thuốc xịt cắt cơn hen, sau đó lả đi, mất ý thức.
VTV.vn - Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia vừa công bố về kẹo rau củ Kera cho thấy sản phẩm này có chứa chất tạo ngọt sorbitol với hàm lượng 33,4 g/100g.
VTV.vn - Dinh dưỡng trong những năm đầu đời có vai trò quyết định đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
VTV.vn - Protein Viên Thành có uy tín không? Protein Viên Thành đã có bằng chứng nào chứng minh uy tín, chất lượng và hiệu quả vượt trội chưa?
VTV.vn - Ích Mẫu Lợi Nhi có uy tín không? Đâu là lý do để Ích Mẫu Lợi Nhi được vinh danh Huy chương Vàng 'Sản phẩm Vàng vì Sức khỏe Cộng đồng".
VTV.vn - Protein đạm từ thực vật ExMus có thực sự uy tín? Sự thật về ExMus bổ sung dinh dưỡng cho người cần tăng số lượng cơ và sức bền cơ bắp; người bị mỡ máu là như thế nào?