Những khó khăn trong việc phát triển cờ vây tại Việt Nam

-Thứ năm, ngày 14/08/2014 03:59 GMT+7

Nói đến cờ vây là người ta sẽ nghĩ ngay tới 2 màu đen và trắng trên bàn cờ gồm 361 giao điểm này.Cờ vây phát triển mạnh tại Trung Quốc, hàn Quốc và Nhật Bản.Lần đầu tiên, cờ vây được đưa vào Việt Nam cách đây hơn 20 năm, thế nhưng, đến thời điểm này, số lượng người chơi vẫn khá khiêm tốn.Vậy đâu là nguyên nhân, chúng ta hãy cùng tìm hiểu

 


 


Một bộ cờ vây bao gồm bàn cờ và quân cờ như thế này có giá khoảng 3 triệu đồng, một mức đầu tư tương đối lớn nếu so sánh với cờ vua hay cờ tướng.Tại Việt Nam, cũng chưa có kì thủ nào đạt đẳng cấp chuyên nghiệp, vì thế, buộc phải mời các chuyên gia từ Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc sang giảng dạy.Thêm vào đó nguồn tài liệu để tiếp cận toàn bằng tiếng Nhật và Hàn, tiếng Anh thì trình độ không cao, còn tiếng Việt thì hầu như không có, điều này khiến cho cờ vây dù bắt đầu phát triển ở Việt Nam từ năm 1993 nhưng tới nay cũng chỉ có khoảng 1000 người chơi.

Cách chơi và luật chơi của cờ vây không quá phức tạp, nhưng sự biến hóa của các nước cờ là rất khó lường. Cờ vây được chia làm 2 hệ thống: nghiệp dư và chuyên nghiệp.Nghiệp dư có 8 đai,chuyên nghiệp có 9 đai, 2 hệ thống trình độ khác hẳn nhau và phải mất rất nhiều năm để thăng cấp. Cờ vây khó như vậy, nhưng một khi đã biết thì rất say mê, chính vì thế, bộ môn này cũng thu hút khá đông các tầng lớp tham dự trong đó có phụ nữ và trẻ em.

Hiện nay, cờ vây đang được phát triển theo mô hình clb với những nhóm nhỏ ở các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP HCM, Bến Tre.Các clb thường tự tổ chức thi đấu để nâng cao trình độ, mỗi năm cũng chỉ có 1 giải toàn quốc duy nhất để các địa phương so tài.Và dù cũng có những chuyên gia Hàn Quốc sang giúp đỡ, tuy nhiên, nếu như không có chiến lược rõ ràng, rất khó để cờ vây có thể phát triển rộng tại Việt Nam.

Hoàng Cường
(Thethao.vtv.vn)


TIN MỚI