Trầm cảm đang "giết chết" VĐV thể thao

PV (Tổng hợp)Cập nhật 12:13 ngày 04/03/2013

 Dự báo đến năm 2020, trầm cảm sẽ đứng thứ hai trong những căn bệnh phổ biến trên toàn cầu. Riêng trong lĩnh lực thể thao đặc biệt là trong bóng đá con số này đáng báo động.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh trầm cảm cướp đi mạng sống của 850.000 người mỗi năm và dự báo đến năm 2020 thì trầm cảm sẽ đứng thứ hai trong những căn bệnh phổ biến trên toàn cầu. Riêng trong lĩnh lực thể thao đặc biệt là trong bóng đá con số này đáng báo động.

Theo thống kê của Four Four Two 1 tạp chí bóng đá hàng đầu thế giới, sau khi tiến hành điều tra 100 cầu thủ giấu tên đang chơi bóng tại nước Anh thì 61% thừa nhận bị trầm cảm từ những lời chửi bới khen chê của các cổ động viên và có tới 78% thừa nhận trầm cảm thật sự là một vấn đề lớn trong giới cầu thủ.

Trong lúc khoa học ngày càng chứng tỏ thể thao có tác dụng giải stress rất lớn cho con người sau những giờ làm việc mệt nhọc thì chính những VĐV thể thao lại là những người phải âm thầm chịu những cơn stress. Đây có vẻ là 1 nghịch lý nhưng là sự thật.

Áp lực kinh hoàng từ các khán đài, giới truyền thông và thành tích đang đẩy sức chịu đựng tinh thần của những ngôi sao thể thao đi đến điểm giới hạn.

Chúng ta sẽ cùng điểm lại những gương mặt nổi tiếng của làng thể thao thế giới đã từng trải qua căn bệnh trầm cảm. Có người đã tìm tới cái chết, có người đã may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng tựu chung tất cả họ đều đã mắc phải căn bệnh quái ác này.

‘ Cái chết của Enke vẫn là một nỗi ám ảnh lớn với làng thể thao thế giới (Ảnh: Getty)

Hẳn chúng ta không thể quên thủ môn Robert Enke của Hannover. Anh đã tự lái xe lao vào một con tầu cao tốc chỉ 6 tháng trước thềm vòng chung kết World Cup 2010, khi mà vị trí thủ môn số 1 của đội tuyển Đức đang nằm trong tay anh. Sau cái chết của Enke, người ta tin rằng anh đã phải đấu tranh với nỗi trầm uất suốt 3 năm, kể từ khi cô con gái 2 tuổi Lara qua đời vì bệnh tim.

Nhưng vụ gây xôn xao nước Đức nhất là việc tiền vệ kiến thiết Sebastien Diesler giã từ sự nghiệp vào năm 2007 khi chưa tròn 27 tuổi. Tất cả xuất phát từ những chấn thương liên miên. Trong thời gian vật lộn với chấn thương, người được mệnh danh là Hoàng tử nước Đức đã thừa nhận mình bị trầm cảm và cần được yên tĩnh. Sau đó tờ Bild đưa tin thậm chí Diesler còn được một số người của một hội Phật giáo kín tại Berlin lui tới và gọi anh là "Đạt Lai Diesler".

Tương tự như Diesler, Breno Borges cũng đã phải trải qua những ngày khốn khó của sự nghiệp ở Bayer Munich. Từng khiến “Hùm xám” bỏ ra 12 triệu Euro để rước anh về từ Sao Paolo nhưng rút cuộc tiền vệ trụ người Brazil cũng chẳng có chỗ đứng tại sân Allianz Arena. Điều này khiến anh rơi vào trạng thái trầm cảm và hệ quả là Breno đã tự đốt cháy ngôi biệt thự xa hoa của mình có trị giá 1,5 triệu Euro.

Sau vụ tự đốt nhà Breno đã được cứu sống trong tình trạng bất tỉnh và anh này mới chỉ 1 lần đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết còn với Dean Windass người gây tiếng vang với pha ghi bàn giúp Hull City lên chơi ở Premiership năm 2008 đã từng 2 lần đối mặt với lưỡi hái tử thần. “Tôi đang ở trong một hố sâu không lối thoát. Tôi đã uống thuốc ngủ và treo cổ, nhưng lần nào cũng không được". Đó là những tâm sự của cầu thủ này sau khi giải nghệ.

Ở những môn thể thao khác các vận động viên cũng có xu hướng tìm tới cái chết để giải tỏa áp lực trong cuộc sống.

Kình ngư Ian Thorpe ngôi sao sáng của bơi lội Australia và thế giới, người từng giành 5 huy chương vàng thế vận hội và 11 chức vô địch thế giới đã viết trong cuốn tự truyện của mình: "Thậm chí gia đình cũng không biết tôi dành phần lớn thời gian đời mình để chống lại bệnh trầm cảm. Tôi đã phải dùng rượu để loại bỏ những ý nghĩ tồi tệ, cũng như để kiểm soát tâm trạng. Tôi thậm chí đã nghĩ đến nơi và cách để tự tử nhưng rồi kịp nhận ra điều này vô nghĩa".

‘ Thorpe từng có ý định tự tử (Ảnh: AP)

Một trong những lý do khiến Thorpe rơi vào trạng thái mất cân bằng là áp lực thành tích. Điều này diễn ra tương tự với Ricky Hatton võ sỹ từng hai lần vô địch quyền Anh thế giới hạng bán trung, được tặng Huân chương Hiệp sĩ đế chế Anh. Sau khi bị Manny Pacquiao hạ đo ván chỉ sau 2 hiệp đấu, Hatton cũng đã có ý định tự tử. Chia sẻ trên BBC Sport bố của Ricky Hatton đã nói rằng: "Khi thất bại, con trai tôi luôn dằn vặt với suy nghĩ đã làm mọi người thất vọng. Càng ngày, nó càng cảm thấy đau khổ, xấu hổ vì bản thân".

Một anh hùng thể thao khác của nước Anh là nữ vận động viên điền kinh Kelly Holmes cũng đã phải chống chọi với bệnh trầm cảm suốt 1 thời gian dài. Trước khi đạt thành tích tuyệt vời ở Olympic Athens khi giành 2 huy chương vàng điền kinh nội dung 800 mét và 1.500 mét, cô đã có thời gian tự hành hạ bản thân. Tuy nhiên Kelly Holmes là 1 trong những số ít những vận động viên bước lên đỉnh cao của vinh quang sau khi vượt qua được căn bệnh quái ác này.

Và cuối cùng là 1 trường hợp có lẽ là hài hước nhất. Trong suốt gần 1 năm từ tháng 5 năm 2002, thay vì những chiếc áo vàng và áo hồng, cua rơ Jan Ullrich chỉ biết đến treo bằng lái, án phạt cấm thi đấu và hợp đồng bị hủy bỏ bởi những hành vi vô kỷ luật khó hiểu. Sau này tay đua người Đức đã đã từng thú nhận rằng, một trong những nguyên nhân khiến cho anh bị trầm cảm là việc không thể vượt qua được cua-rơ huyền thoại Lance Armstrong trong nhiều năm. Không hiểu căn bệnh của Ullrich nặng thêm hay được thuyên giảm sau khi chứng kiến Lance Armstrong thú nhận việc sử dụng Doping với Oprah Winfrey.

Tổng hợp: Vòng chung kết EURO 2016
1 1 1