Từ SEA Games 2013 đến Asian Games 2019: 7 năm cho vận hội lớn

Theo Ngọc Hòa (TT&VH)Cập nhật 10:00 ngày 13/02/2013

Phan Thị Hà Thanh là VĐV tiêu biểu của TTVN trong thời gian này

 7 năm, chúng ta có thể tự tin về tiến độ xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật…cho việc đăng cai Asian Games 2019, một vận hội lớn cho thể thao nước nhà. Điều đáng lo, đấy là liệu thực lực của nền thể thao nước nhà có theo kịp với tốc độ vũ bão của thể thao khu vực và thế giới, để thành tích không phải “bẽn lẽn” khi Á vận hội khép lại?

Bảng vị thành tích- nhìn lại mà lo

Nhìn lại năm 2012, mặt trận lớn nhất thể thao Việt Nam chinh phục là Olympic London. Chưa bao giờ, đoàn thể thao Việt Nam có sự tham dự hùng hậu như thế với 18 VĐV. Kèm theo đó là niềm hy vọng quá cháy bỏng, rằng đến lúc thể thao Việt Nam phải thể hiện được vóc dáng của đối thủ luôn ổn định tốp 3 ở mỗi kỳ SEA Games.

Kết quả, những hy vọng có huy chương rơi rụng, đã ngộ ra nhiều vấn đề về thực lực của thể thao nước nhà trong tiến trình chinh phục “biển cả”. Rõ ràng, thành công ở SEA Games hay các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc không phản ánh chính xác tốc độ tăng trưởng của nền thể thao nước nhà. Nguy hiểm hơn, còn dễ xảy ra những ngộ nhận, rằng chúng ta đã thực sự là đại gia trong khu vực, có thể nghĩ tới việc thoát khỏi “ao làng”.

Thì đấy, chúng ta liên tiếp nằm trong tốp 3 nước dẫn đầu mấy kỳ SEA Games gần đây. Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á diễn ra tại Indonesia năm 2011, Việt Nam chỉ xếp sau Thái Lan, Indonesia, trên Malaysia, Singapore.

Thế nhưng, ở Olympic 2012, trong nhóm “đại gia” ấy chỉ Việt Nam là trắng tay, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Singapore đều giành được huy chương. Đoàn Thái Lan đạt thành tích cao nhất với 2 HCB và 1 HCĐ. Malaysia và Indonesia mỗi đoàn có được 1 HCB và 1 HCĐ, đoàn Singapore giành được 2 HCĐ.

Những nhà hoạch định chiến lược từng ảo tưởng, tự động viên rằng, Olympic 2012 sẽ có cơ sở để hy vọng, bởi ngoài thành công ở SEA Games 2011, đoàn thể thao Việt Nam đã có đến 17 lần hụt vàng (17 HCB) ở Asian Games 2010.

Chúng ta quên rằng, năm đó, Thái Lan đoạt đến 7 HCV, Malaysia 6, Singapore 4, Philippines 2 HCV, còn Việt Nam chỉ 1 lần đứng trên bục vinh quang.

Xây dựng lại nền móng, yếu tố sống còn

Thể thao chúng ta đang lạc hậu, tụt lùi, đấy là điều cần phải nhìn thẳng. Thước đo chân xác nhất, là các mặt trận lớn.Tại Asian Games 14 là 4 HCV. Còn Olympic, tính từ lần tham dự đầu tiên (Olympic Moskva 1980) với tư cách khách mời, thể thao Việt Nam đã trải qua 32 năm, với 8 lần tham dự đấu trường này, nhưng chỉ có được 2 tấm HCB, một của Trần Hiếu Ngân (Sydney 2000) và một của Hoàng Anh Tuấn (Bắc Kinh 2008), một thành tích quá khiêm tốn.

Riêng bóng đá, quá trình hội nhập đã 22 năm (tính từ SEA Games 1991), chuyên nghiệp phát triển đã hơn 12 năm, đến nay kém cỏi đến mức nào ai cũng đã thấy rõ. Nguyên nhân chính vẫn là chúng ta làm thể thao theo kiểu ăn xổi, đi tắt đón đầu, thiếu chiến lược phát triển bền vực. Có một hình dung có lẽ chính xác nhất: chúng ta làm thể thao theo kiểu dàn hàng ngang!

Một câu chuyện đang nóng trong dư luận : Khi tỉnh An Giang quyết định đăng cai ngày Đại hội TDTT toàn quốc vào năm 2018, với tổng kinh phí dự trù lên đến trên 3.400 tỷ đồng, nhiều đại biểu HĐND tỉnh không đồng tình.

Với 3.400 tỷ đồng (chắc chắn trên thực tế sẽ là không đủ, bao giờ cũng thế, dự trù chưa tính đến trượt giá và một số thứ trượt khác nữa), Đại hội TDTT toàn quốc chỉ mới tạo nên một không khí vui vẻ. Nhưng 3.400 tỷ đồng có thể đầu tư được cho bao tài năng thuộc các nội dung Olympic, đang luôn đối diện với khó khăn kinh phí tập luyện và thiếu thốn điều kiện cọ xát đẳng cấp cao.

Đã đến lúc, phải nói không với chiến lược “có thành tích trước, đầu tư sau”. Còn 7 năm, vẫn là một chu kỳ để chúng ta định hình nên một thế hệ VĐV, lãnh đạo thể thao có tư duy mới. Nếu SEA Games 2013, thể thao Việt Nam vẫn mang đại hùng binh đi, nhưng lực lượng thi đấu nội dung mũi nhọn lại mỏng, chỉ để bảo vệ tốp 3, thì không hy vọng sẽ có sự tái cấu trúc.

Sau SEA Games 2013 và 2015, sẽ là Asian Games 2014, Olympic 2016. Đồng nghĩa, vẫn có thể hy vọng sẽ giúp thể thao Việt Nam vượt được giới hạn nếu như chúng ta nhắm vào đầu tư tốt hơn cho các môn thể thao trọng điểm, các VĐV thuộc diện biệt tài.

Không nghi ngờ gì nữa, việc được đăng cai Asian Games là vận hội lớn của thể thao Việt Nam, qua đó kích cầu nhiều thứ. Xác định như thế, để lãnh đạo ngành thể thao biết rằng, nếu 7 năm trời không chuẩn bị được một tư thế, nội lực thật đàng hoàng, thành tích mà kém cỏi thì có lỗi với người dân cả nước cũng như sự quan tâm của Chính phủ cho thể thao.

7 năm cho vận hội lớn nhưng thách thức cũng rất lớn.

21h00 tối nay (24/4), ĐT Futsal Việt Nam thi đấu tứ kết giải châu Á với Uzbekistan

0 0 Xem thêm

VTV.vn - ĐT futsal Việt Nam đã có buổi tập trong thời gian 60 phút tại nhà thi đấu Bangkok Arena, địa điểm tổ chức trận tứ kết giữa ĐT futsal Việt Nam và ĐT futsal Uzbekistan.

Tổng hợp: Vòng chung kết EURO 2016
1 1 1