Cần phải có địa điểm tiếp công dân cụ thể

Thu Trà -Thứ tư, ngày 23/04/2014 22:03 GMT+7

Các đại biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: VOV

Cần phải có địa điểm tiếp công dân cụ thể và không nên giao cho đại biểu Quốc hội quyết định về địa điểm tiếp công dân.

Đó là ý kiến được nhiều đại biểu nêu ra khi thảo luận về quy định nơi tiếp công dân tại điều 7 của dự thảo. Một số đại biểu cho rằng, quy định về nơi tiếp công dân như dự thảo là quá rộng, khó thực hiện. Dẫn chứng từ thực tế tiếp công dân, đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho biết, trung bình 1 năm Ủy ban Tư pháp tiếp nhận từ 7.000 đến 10.000 đơn thư các loại. Với số lượng công dân đến đông, nhiều lúc chen lấn xô đẩy, thậm chí có người định hành hung cả đại biểu. Vì vậy, không nên gây cho đại biểu Quốc hội sức ép này.

Tại buổi thảo luận, để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp dân, một số đại biểu đề nghị dự thảo cần quy định cụ thể về thời gian tiếp công dân, đặc biệt đối với việc tiếp dân của của Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp cần quy định cả ngày tháng cụ thể. Tuy nhiên có đại biểu lại không tán thành với đề xuất này.

Từ thực tiễn công tác theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm đổi mới, có đại biểu đề nghị cần tăng cường công tác giám sát để tránh tình trạng chuyển đơn thư lòng vòng, tạo sức ép cho cơ quan dân cử.

Kết luận phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Ban Dân nguyện phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết trên cơ sở những ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung. Theo kế hoạch, Nghị quyết này sau khi được thông qua sẽ có hiệu lực từ 1/7/2014.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước