Công nhận Hôn nhân đồng giới: Vẫn cần lộ trình dài?

Quang Minh-Thứ năm, ngày 26/09/2013 22:13 GMT+7

 Trên thế giới có khoảng 10 quốc gia công nhận Hôn nhân đồng giới và chưa có một quốc gia châu Á nào công nhận vấn đề này. Trong bối cảnh xã hội vẫn còn có nhiều ý kiến chưa đồng thuận, các nhà làm luật tỏ ra khá thận trọng với Hôn nhân đồng giới.

Hôn nhân đồng giới là một chủ đề nhạy cảm thậm chí nhiều người phản đối. Tuy nhiên nhìn ở góc độ quản lý Nhà nước, chúng ta đang nói đến 3-5% dân số, khoảng 1,65 triệu người trong độ tuổi 15-59.

Về mặt luật pháp, quyền lợi của bất kỳ một cá nhân nào đều cần phải được pháp luật bảo vệ chứ chưa nói đến con số hàng triệu người. Vì vậy hơn lúc nào hết, quyền và lợi ích hợp pháp của những người đồng giới cần phải được đưa lên bàn thảo luận và tìm ra hướng xử lý phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay.

Vừa qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình, kỳ họp vừa rồi đã trở thành một trong những lần đầu tiên, những người làm luật thảo luận chính thức về quyền và nghĩa vụ của người đồng giới. Việc Việt Nam xem xét công nhận Hôn nhân đồng giới gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế. Chưa có nước nào chính thức đưa vấn đề này lên bàn nghị sự vì vậy đây là bước tiến lớn của Việt Nam.

Theo ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, Hôn nhân đồng giới là vấn đề của thực tiễn và Luật pháp không được né thực tiễn. Xét trên thực tiễn Việt Nam, “chúng tôi đánh giá Dự thảo luật lần này là một bước phát triển dài và phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.

Tuy nhiên, việc bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” và nay chuyển thành “không thừa nhận” khiến nhiều người trong cộng đồng Đồng tính, Song tính và Chuyển giới LGB cho rằng, đây là một quy định nửa vời, không rõ ràng về luật pháp.

Theo cuộc điều tra về cảm xúc sau khi biết các nội dung của Dự thảo luật trong cộng đồng Đồng LGB, 56% nói rằng họ thất vọng, 33% cảm thấy bình thường và 11% cảm thấy hài lòng.

Anh Lương Thế Huy, Đại diện cho Cộng đồng Đồng giới, Song giới và Chuyển giới cho biết: “Sự thay đổi tư duy của những người làm luật phụ thuộc vào chính tiếng nói của Cộng đồng đồng tính, song tính, chuyển giới LGBT. Mỗi khi nghe một nước nào đó công nhận Hôn nhân đồng giới, người đồng tính có cảm giác như vừa ‘giành đươc độc lập” và đặt thêm bước chân trên hành trình tìm kiếm sự bình đẳng”.

Trong khi đó, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường Lê Quang Bình tỏ ra lo ngại khi cho rằng: “Tôi thừa nhận Dự thảo luật mới là một bước tiến nhưng tôi không nghĩ đó là bước tiến dài. Tôi sợ rằng, Việt Nam sẽ trở thành nước duy nhất trên thế giới ghi dòng chữ “không thừa nhận Hôn nhân đồng giới” vào trong luật”.

Cũng theo ông Bình, theo kinh nghiệm của nhiều nước, trước khi công nhận hôn nhân đồng giới, họ công nhận quyền của các cặp đồng giới, bình đẳng với các cặp dị giới. 77% người được hỏi ủng hộ quyền của người đồng giới, trong khi chỉ có 36% ủng hộ hôn nhân đồng giới.

“Trong Dự thảo luật này có thể chưa thừa nhận kết hôn đồng giới vì những lý do khác nhau nhưng tôi nghĩ những quyền như sinh con, quyền nhận con nuôi, quyền thừa kế tài sản… cần phải đặt ra bởi đó là điều căn bản của quyền con người. Một trong những nguyên tắc đưa ra là bảo vệ quyền của người đồng tính và cặp đôi đồng tính” – ông Lê Quang Bình nói.

‘ Các khách mời trong cuộc trao đổi về Hôn nhân đồng tính

Nếu so sánh với người dị tính ở Việt Nam, người đồng tính đang bị đối xử bất bình đẳng và một cặp đồng giới có ít sự lựa chọn hơn cặp khác giới về hình thức sống chung của mình. Nếu luật pháp thừa nhận hôn nhân đồng giới sẽ đảm bảo được quyền của người đồng tính như người không đồng tính.

Anh Huy, Cộng đồng LGBT cho biết: “Pháp luật phải bảo vệ quyền lợi của người đồng tính cũng như đã bảo vệ người dị tính, chứ không phải người đồng tính phải tự xoay sở để bảo vệ quyền lợi của mình”.

Tuy nhiên lại có những vấn đề khác đặt ra như việc sinh con hay một số vấn đề khác liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu bởi nếu kết hôn đồng giới ai sẽ là vợ, ai sẽ là chồng và kéo theo đó là một loạt các hệ lụy pháp lý phải giải quyết sau đó.

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến Dự thảo Luật Hôn nhân đồng giới, phóng viên Đài THVN đã có cuộc trao đổi với các khách mời là ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, đại diện cho cơ quan soạn thảo Luật; Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường và anh Lương Thế Huy, Đại diện cho Cộng đồng Đồng giới, Song giới và Chuyển giới LGBT.

Sau đây là nội dung chi tiết:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước