“Đừng đốt” bằng tranh

Phương Minh-Thứ tư, ngày 03/02/2010 10:46 GMT+7

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa tiếp nhận một hiện vật đặc biệt, đó là cuốn kí họa chiến tranh với hơn 100 bức, được gia đình một tướng Mỹ giữ gìn cẩn thận suốt hơn 40 năm qua.

Làng Đổng Viên - ký họa của L.Đ.Tuấn về nơi đóng quân đầu tiên

Điều đặc biệt hơn nữa và mang lại nhiều thú vị, bất ngờ đến những người tìm lại chủ nhân của cuốn nhật ký bằng tranh này, đó là tác giả Lê Đức Tuấn vẫn còn sống.

Hơn 40 năm qua, chưa bao giờ họa sỹ - người lính Lê Đức Tuấn lại gần với đứa con tinh thần - cách mà ông gọi cuốn nhật kí chiến trường bằng tranh của mình đến thế. Sau cả quãng thời gian rất dài, cuốn nhật ký vẫn được những người phía bên kia chiến tuyến giữ gìn cẩn thận. Cuốn sổ, những nét bút như mới ngày hôm qua. Trong một lần chuyển quân, ông Tuấn buộc lòng phải để lại hậu cứ cuốn kí họa đã được ông vẽ suốt 1 năm. Vì thế, ông chưa bao giờ nghĩ rằng, sẽ có một ngày được cầm lại trên tay.

Ông Lê Đức Tuấn và những đồng đội cùng chiến tuyến năm nào cùng lần giở những trang ký ức và nhớ về một thời chiến tranh gian khổ, ác liệt. Những đồng đội, bà con được ông Lê Đức Tuấn khắc họa chân dung, giờ người còn người mất. Nào là đội trưởng Lâm, đồng chí Cẩm, cô y tá…

Cuốn kí họa của Lê Đức Tuấn đã được Robert Simpson, một người lính Mỹ cầm về và ông ta đinh ninh tác giả của nó đã mất. Kể lại trên một bài báo sau đó không lâu, Robert nói, đã ngăn cản đồng đội khi họ định đốt cuốn nhật ký. Ông xé ba bức ký họa gửi về cho vợ và sau đó còn dịch những câu chú thích ngắn ngủi sang tiếng Anh. Một thời gian sau, ông tặng lại cho tướng chỉ huy mặt trận Đăk Tô - Tân Cảnh thời đó, tướng William Peers, từ đó, được gia đình tướng William giữ gìn cẩn thận cho đến nay.

‘ Bài báo Simpson viết về cuốn Nhật ký bằng tranh của L.Đ. Tuấn. Ảnh: Vnn

Bức ký họa cuối cùng trước khi cuốn sổ bị thất lạc được ông Lê Đức Tuấn chú thích “Tây nguyên khâu túi giao liên”, được vẽ vào tháng 3/1968. Cuốn sổ được ông Lê Đức Tuấn vẽ gần như liên tục trong đúng 1 năm trên chặng đường hành quân. Ông nói, dù hành quân có vất vả, dù chiến tranh có ác liệt thì máu nghệ sỹ vẫn cháy trong lòng. Chính lòng yêu nghề, tinh thần lạc quan đã để lại cuốn nhật ký được ví như “Đừng đốt” bằng tranh.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước