Không “cứu” TS ĐH Y Hà Nội vì sợ không bảo đảm chất lượng đào tạo

PV-Thứ sáu, ngày 09/08/2013 13:04 GMT+7

 Để hiểu rõ hơn mặt bằng điểm thi của thí sinh năm nay, việc giải quyết ra sao với những thí sinh đỗ điểm cao mà vẫn trượt ĐH, phóng viên VTV đã có cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga.

PV: Xin chào ông, ông có thể cho biết vì sao năm nay Bộ GD&ĐT thay đổi cách tính toán điểm sàn?

Ông Bùi Văn Ga: Việc thay đổi cách tính điểm sàn có nhiều lý do, nhưng có hai lý do chính sau đây:

Thứ nhất, cách tính điểm sàn thay đổi theo phương thức giao chỉ tiêu. Trước đây, chỉ tiêu tuyển sinh là do Bộ GD&ĐT giao cho các trường ĐH, CĐ, còn từ khi có Thông tư 57 các chỉ tiêu đó là do các trường tự xác định dựa trên năng lực tối đa mà mình có thể đào tạo được.

Thứ hai, liên quan về tính công khai và minh bạch: Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT xác định điểm sàn theo chỉ tiêu, có nhiều thông số chúng tôi đã cân nhắc, thế nhưng xã hội lại thấy không rõ ràng, vì vậy có những nghi ngờ rằng Bộ xác định điểm sàn không chuẩn dẫn đến việc nhiều trường không đủ tuyển chỉ tiêu. Năm nay, chúng tôi công khai hoá phổ điểm và nguyên tắc xác định điểm sàn, tất cả mọi người cũng có thể xác định được điểm sàn dựa trên phổ được công khai.

‘ Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (phải) (Ảnh: VTV News)

PV: Một số ý kiến cho rằng phải chăng việc đưa ra cách tính điểm sàn mới nhằm đối phó với dư luận về việc tỷ lệ thí sinh đạt điểm cao năm nay tăng. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Bùi Văn Ga: Thực ra không phải như vậy, cách tính điểm sàn mới mà Hội đồng xét điểm sàn của Bộ GD&ĐT ngày 8/8 xác định là dựa vào tổng điểm bình quân của các môn thi của từng thí sinh và từng khối. Cách xác định mới này sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào chất lượng làm bài mà thí sinh đã đạt được trong kì thi.

PV: Năm nay, ở một số trường, thí sinh đạt 3 điểm 9 vẫn trượt như trường hợp thí sinh thi vào khoa bác sĩ Đa khoa của ĐH Y Hà Nội. Được biết, Bộ GD&GD kiên quyết không tăng chỉ tiêu để “vớt” những thí sinh này. Vậy chúng ta có cách nào để những thí sinh đạt điểm cao không quá thiệt thòi?

Ông Bùi Văn Ga: Trường ĐH Y Hà Nội cũng có đề xuất tăng chỉ tiêu ngoài ngân sách, nhưng chỉ tiêu ngoài ngân sách này Bộ đã bỏ từ sau năm 2011, bởi không phải tất cả các em đủ số điểm đó sẽ có đủ tiền để nộp vào hệ ngoài ngân sách. Điều này đã bị dư luận xã hội phản ứng rất mạnh mẽ, vì vậy Bộ không cấp chỉ tiêu ngoài ngân sách nữa.

Chỉ tiêu tuyển sinh hiện nay do các trường tự xác định, dựa trên trên tổng số giáo viên và mặt bằng xây dựng của trường để đảm bảo tốt nhất chất lượng đào tạo, vì vậy không có lý do gì chúng ta tăng thêm chỉ tiêu nữa. Tăng theo chỉ tiêu sẽ vượt quá quyền lực và không đảm bảo được chất lượng đào tạo, vì vậy Bộ không cấp thêm chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách cho ĐH Y Hà Nội, cũng như không tăng chỉ tiêu.

Thế nhưng quyền điều chỉnh giữa các chỉ tiêu giữa các ngành, nghề trong trường do Hiệu trưởng các trường tự chủ hoàn toàn.

Xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước