Kiên Giang: Biên chế ngành Giáo dục thiếu mà thừa

Huỳnh Tâm-Thứ tư, ngày 18/09/2013 11:52 GMT+7

Năm học 2013-2014 đã chính thức bắt đầu. Bên cạnh nỗi lo về cơ sở vật chất, hiện ngành Giáo dục các tỉnh, thành trên cả nước đang đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang, năm học 2013-2014 toàn tỉnh dự kiến thiếu khoảng 1.000 giáo viên, nhưng biên chế của Sở Nội vụ mới chỉ phân bổ chưa tới 300 chỉ tiêu. Biên chế thiếu nhiều nhất là bậc mầm non chiếm hơn 50%, tập trung nhiều ở các huyện vùng sâu như: An Minh, U Minh Thượng, Giồng Riềng... Với chỉ tiêu được giao, khả năng thiếu lương cho giáo viên là rất lớn gây nhiều khó khăn cho ngành Giáo dục địa phương.

“Chỉ tiêu giao biên chế ít, số lớp đông nhưng nhà trường chúng tôi không thể hợp đồng thêm giáo viên vì không có tiền để trả lương”, bà Phạm Thị Nguyên - Hiệu trưởng trường Mầm non thị trấn thứ 11, huyện An Minh phản ánh.

“Nếu không được giao thêm biên chế, ngành Giáo dục huyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rất khó có thể hoàn thành mục tiêu cho năm học này cũng như trong thời gian tới”, ông Huỳnh Văn Tiền - Trưởng phòng Giáo dục và Đào Tạo huyện An Minh bộc bạch.

‘ Biên chế thiếu nhiều nhất ở tỉnh Kiên Giang là bậc mầm non (Ảnh: VTV News)

Xoay quanh vấn đề trên, Sở Nội vụ Kiên Giang cho biết, hiện đơn vị này đang gặp nhiều vướng mắc trong việc phân bổ biên chế cho ngành Giáo dục, vì phải chờ thẩm định của UBND tỉnh và quyết định cuối cùng từ Bộ Nội vụ. Do đó, khả năng đáp ứng được yêu cầu của ngành Giáo dục trong thời điểm này là không thể.

Ông Ngô Quang Thắm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh nói: “Theo quy định của Đề án vị trí việc làm là sau khi địa phương hoàn thành xây dựng Đề án cho các đơn vị sự nghiệp sau đó phải trình lên Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ thẩm định sau đó mới về phân bổ cho các đơn vị. Tiến độ thực hiện Đề án này đến giờ vẫn chưa xong, do đó cũng gây khó khăn cho việc tăng biên chế cho ngành Giáo dục”.

Một nghịch lý là theo Sở Nội vụ Kiên Giang, vẫn còn hơn 800 biên chế giao cho ngành Giáo dục tỉnh trong năm 2012 chưa sử dụng. Lý giải điều này lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho rằng, do đặc thù của ngành nên việc sử dụng các biên chế có sự chênh lệch, chỗ thừa, chỗ lại thiếu.

Không biên chế đồng nghĩa với việc không có ngân sách để trả lương cho giáo viên và việc thu hút các đối tượng này càng trở nên khó khăn hơn, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa. “Thiếu mà lại thừa giáo viên” tình trạng này không chỉ diễn ra tại Kiên Giang, mà còn có ở khắp các, tỉnh thành trên cả nước.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước