Năng lực quản trị tài nguyên: Việt Nam đứng cuối bảng

Ngọc Dũng-Thứ bảy, ngày 07/12/2013 10:00 GMT+7

 Viện Giám sát nguồn thu của Mỹ đã xếp hạng 4 nhóm quốc gia về năng lực quản trị tài nguyên gồm: Tốt, tạm được, yếu kém và mất kiểm soát. Theo đó, Việt Nam được xếp ở vị trí 43, đứng cuối cùng trong nhóm các quốc gia yếu kém.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa phối hợp với Liên minh khoáng sản Việt Nam tổ chức đối thoại sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng với bà Clare Short, Chủ tịch Ủy ban sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng quốc tế.

Tuy có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, nhưng quản lý và khai thác khoáng sản của Việt Nam vẫn chủ yếu thủ công và xuất thô nguyên liệu, giá trị thấp, để lại nhiều tác động xấu về môi trường. Đặc biệt, chứa nhiều nguy cơ tham nhũng khi 91% doanh nghiệp phải chi phí ngoài luồng, xin giấy phép hoặc được khai thác trên địa bàn. Viện Giám sát nguồn thu của Mỹ đã xếp hạng 4 nhóm quốc gia về năng lực quản trị tài nguyên gồm: Tốt, tạm được, yếu kém và mất kiểm soát. Theo đó, Việt Nam được xếp ở vị trí 43, đứng cuối cùng trong nhóm các quốc gia yếu kém.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển (COD) cho biết: “Hành lang pháp lý của ngành khai khoáng là tương đối tốt, với 61 điểm, tuy nhiên các điểm còn lại thấp và cho thấy có khoảng cách lớn giữa hành lang pháp lý với thực tiễn, bộc lộ nhiều điểm yếu. Đó là lý do VCCI và Liên minh Khoáng sản tổ chức đối thoại về sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng với bà Clare Short, Chủ tịch EITI quốc tế”.

‘ Khai thác quặng trái phép tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. (Ảnh: Vietnam+)

Cuộc đối thoại nhằm cung cấp tới cơ quan quản lý và các bên liên quan thông tin về sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng. Đồng thời, sẽ thảo luận về những lợi ích, khó khăn cũng như lộ trình Việt Nam tham gia tổ chức này.

Bà Clare Short cho rằng: “Việt Nam không cần phải thay đổi gì cả, chỉ cần mở ra minh bạch khi tham gia EITI thôi. Lúc mà các vị thấy tiền đã đi đâu mất thì các vị sẽ phải tự thay đổi những văn bản của mình. Cái chính ở đây là thay đổi trong báo cáo về minh bạch quản lý khoáng sản, không cần quá đồ sộ như ông Bộ trưởng Bộ Công Thương đề cập và cũng không phải báo cáo với quốc tế làm gì, mà hãy báo cáo với chính người dân Việt Nam.

Ở đây phải hiểu không phải là cấm đoán khai thác khoáng sản, mà khai thác và quản lý nó như thế nào cho hiệu quả mà thôi. Chúng tôi muốn các DNNN mở rộng cửa ra, công khai minh bạch, vì như thế sẽ quản lý thuận lợi hơn nhiều, tiền sẽ không chui vào những túi không đáy, mà được chuyển hay sử dụng những nguồn thu tốt hơn vào những mục đích cụ thể, làm lợi cho doanh nghiệp và người dân”.

Tổ chức đối thoại sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng sẽ giúp Việt Nam hiểu hoạt động của tổ chức này, cũng như lộ trình thực thi nếu tham gia làm thành viên. Bộ Công Thương đang được Chính phủ giao cho việc nghiên cứu và tham vấn ý kiến các Bộ, ngành để đề xuất về việc tham gia sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng quốc tế. Dù đã chậm, nhưng vẫn có tác động đến quản lý và hoạt động khai thác khoáng sản còn nhiều ngổn ngang hiện nay.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước