Người Việt dùng hàng nội: Những nỗ lực và rào cản

Dang Tu -Thứ sáu, ngày 21/08/2009 17:41 GMT+7

Người trong nước sử dụng hàng trong nước không những có ý nghĩa về sự tự tôn dân tộc mà còn kích thích sự phát triển, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên việc này hoàn toàn không đơn giản, vì rất nhiều ngành vẫn đang vướng vào tình trạng, không thể sản xuất ra sản phẩm tốt nếu như không nhập khẩu. Câu chuyện này một lần nữa cho thấy, sự cần thiết hơn bao giờ hết những chính sách mang tính vĩ mô và đây chính là cơ sở để gắn kết giữa các doanh nghiệp trong nước với người tiêu dùng nội địa.

Nói riêng về hệ thống trục chân vịt, phần chuyển động cho con tàu, mặc dù trong nước đã có doanh nghiệp sản xuất được, tuy nhiên, hạng mục này vẫn được các doanh nghiệp đóng tàu nhập khẩu. So với sản phẩm ngoại nhập cùng loại, giá thành sản xuất trong nước rẻ bằng 1/3.

Theo ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp và Thương mại Thái Sơn, với trên 300 chi tiết trong hệ thống trục chân vịt, nếu là hàng nội rất khó kiểm soát về chất lượng: “Ai cũng muốn dùng hàng trong nước vì việc thanh toán dễ dàng, nhưng hiện hàng nội chất lượng chưa cao, không ai xác nhận độ tin cậy vì chưa có hệ thống kiểm tra chất lượng”.

Việc thiếu sự quy định trong chất lượng các sản phẩm, đã và đang là rào cản lớn để các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề sử dụng các sản phẩm trong nước vào sản phẩm tổng thể. Và giải pháp vẫn được các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cuối cùng là nhập ngoại. Giá thành có cao nhưng được đảm bảo về chất lượng đầu ra cuối cùng cho sản phẩm.

Bìa vở, một sản phẩm có thể sản xuất được trong nước, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải nhập ngoại. Hai yếu tố mà các đơn vị sản xuất sản phẩm cuối cùng chưa mặn mà với các sản phẩm trong nước đó là sản lượng thấp và chất lượng chưa cao. Ông Bùi Kỳ Phát, TGĐ Công ty CP văn phòng phẩm Hồng Hà cho biết: “Nếu sản phẩm trong nước chỉ cần chất lượng bằng 9 phần như hàng ngoại thì chúng tôi sẽ nhập ngay, nhưng hiện nay chưa có nên vẫn phải nhập để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng”.

Việc phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phần nào sẽ có những tác động nhất định đến giá thành sản phẩm cuối cùng và cũng sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng trong nước.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, để nâng cao sức canh tranh, các doanh nghiệp trong nước cần có mô hình liên kết, hỗ trợ lẫn nhau.

Lợi nhuận đã được các doanh nghiệp nhìn thấy, nhưng cuối cùng vẫn đang thiếu các cơ chế chính sách cụ thể. Và nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng cơ chế sử dụng hàng ngoại nhập để phù hợp với yêu cầu theo hợp đồng của lô hàng. Theo khảo sát của Tập đoàn Grey Group, ở Việt Nam có tới 77% người tiêu dùng ưu chuộng thương hiệu nước ngoài, trong khi đó con số này ở châu Á chỉ chiếm 40%.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước