Nhận diện vấn đề “Lợi ích nhóm”

Ngọc Thành-Thứ sáu, ngày 03/01/2014 20:40 GMT+7

Lần đầu tiên vấn đề “Lợi ích nhóm” và như thế nào là “Lợi ích nhóm” đã được phân tích và nhận diện tại cuộc hội thảo của Ủy ban kiểm tra Trung ương, để những những người làm công tác xây dựng Đảng và công tác kiểm tra của Đảng có nhận thức đúng về “Lợi ích nhóm”, từ đó có giải pháp phòng ngừa.

Từ Đại hội XI của Đảng, thuật ngữ “Lợi ích nhóm” đã được sử dụng trong các văn kiện của Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên đã công khai nêu đích danh “nhóm lợi ích” trong bài phát biểu kết thúc hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương khóa XI.

Kể từ đó đến nay, nhất là sau khi Trung ương ban hành cụm từ “Lợi ích nhóm” tiêu cực đã được sử dụng thường xuyên, để chỉ những người dựa vào quyền lực để tạo lập cơ chế, chính sách thuận lợi nhất mang lại lợi ích cho những cá nhân hoặc phối hợp với nhau thành một nhóm bòn rút của công để chia chác, tư túi.

‘ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên đã công khai nêu đích danh “nhóm lợi ích” (Ảnh: VTV Online)

PGS.TS Đỗ Ngọc Ninh - Nguyên Viện trưởng Viện xây dựng Đảng, cho biết:"Cái tiêu cực ở thượng tầng diễn biến rất nguy hiểm và thường móc nối với cán bộ Đảng viên là cán bộ chủ chốt có quyền quyết định các quyết sách chính trị…”

Việc lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân tồn tại ở Việt Nam ngay cả khi chính quyền còn đang ở giai đoạn trứng nước mà điển hình là vụ án Trần Dụ Châu và gần đây nhất là những vụ tham nhũng lớn tại Công ty cho thuê tài chính 2, vụ tham nhũng tại Vinalines.

Kể từ khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế, do quá trình xây dựng thế chế còn chậm, nhất là các chế định giám sát, minh bạch chính sách chậm được ban hành và thực thi không nghiêm túc nên các nhóm lợi ích tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều với những sắc thái như: nhóm thân hữu, nhóm chung lợi ích, nhóm lợi ích cục bộ giữa quan chức với quan chức, quan chức với doanh nghiệp. Và những vấn đề này đã được Đảng thẳng thắn chỉ ra trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng.

Ông Ngô Văn Thạo - Thành viên tổ giúp việc thực hiện chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, cho biết:“Trong hội thảo các tác giả nói rằng, lợi ích nhóm ở Trung ương cũng có mà địa phương cũng có. Trung ương có thể kín đáo hơn, nhưng địa phương lại rất nhộn nhịp chạy dự án, chạy công trình công khai với mác năng động…”

Ông Lê Văn Giảng - Ủy viên hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, cho biết:“Giải pháp cho vấn đề là phải giáo dục ý thức cho Đảng viên về tham nhũng nói chung và lợi ích nhóm nói riêng vì hai điều này liên kết với nhau và là một. Thứ hai phải hoàn chính hệ thống pháp luật Nhà nước, xử lý nghiêm minh những kẻ lợi ích nhóm”.

Kể từ khi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Đảng đã có những chỉ đạo kiên quyết và xử lý không khoan nhượng đối với vấn đề tham nhũng và lợi ích nhóm. Tiêu biểu là việc thành lập 7 đoàn kiểm tra, chỉ đạo quyết liệt việc đưa ra xét xử nghiêm minh 10 vụ án lớn có liên quan đến tham nhũng. Tuy nhiên, Đảng vẫn cần phải tìm ra một giải pháp căn cơ và bởi khi nói đến việc chống “Lợi ích nhóm” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn nói tới việc toàn Đảng phải chống cách sống, cách suy nghĩ, cách hành động ích kỷ này.

Mời quý vị theo dõi thêm nội dung vấn đề trên qua VIDEO chi tiết dưới đây:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước