“Nhiều bộ ngành còn chậm chạp trong phản ứng chính sách”

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 04/09/2019 20:58 GMT+7

VTV.vn - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ ra hết sức sốt ruột khi một số bộ ngành đang chậm chạp trong phản ứng chính sách để đón bắt được cơ hội.

Thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách của năm nay và kế hoạch của năm sau, các thành viên Chính phủ cơ bản nhất trí với những đánh giá rất tích cực về kết quả của năm nay, cũng như phương hướng cho năm sau.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, với một thái độ rất thẳng thắng và nhìn vào cả "mặt trái của tấm huy chương", thì bên cạnh những kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế - xã hội từ đầu năm đến nay, vẫn còn nhiều vấn đề lớn. Đó là giải ngân vốn đầu tư công chưa được cải thiện. Nông nghiệp bị tác động lớn do thiên tai, còn dịch tả lợn châu Phi đã làm mất 7% tổng đàn, trong khi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa đón được các dự án công nghệ cao.

“Nhiều bộ ngành còn chậm chạp trong phản ứng chính sách” - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.

Thủ tướng nhắc lại, nhiều nhà nghiên cứu quốc tế và trong nước cho rằng, đổi mới lần 1 đã đưa đến cho Việt Nam những thành công vang dội hơn 30 năm qua, nhưng các động lực cho nền kinh tế đã bị giới hạn, nên Việt Nam cần có đổi mới lần 2, với những cải cách thể chế, chính sách kinh tế mạnh mẽ để tạo ra động lực phát triển mới. Vì chỉ khi có thể chế chính sách về kinh tế thuận lợi, Việt Nam mới có đủ sức cạnh tranh để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo, nếu không làm được thì Việt Nam sẽ bị thua ngay trên sân nhà, thậm chí thua ngay các đối tác truyền thống xung quanh đang cải cách rất mạnh mẽ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ trưởng tập trung cao độ vào việc rà soát thể chế, chính sách, đây là yêu cầu bắt buộc. Kể từ nay, các bộ khi ban hành một văn bản mới về quản lý hành chính và điều kiện kinh doanh phải bãi bỏ một văn bản cũ, cùng với cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Thủ tướng nhấn mạnh, nếu tháo gỡ tốt về thể chế, chính sách kinh tế thì sức bật của người dân và doanh nghiệp sẽ lớn hơn rất nhiều, cũng như sẽ thu hút được các dự án công nghệ cao vào Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ ra rất sốt ruột khi Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa phối hợp tốt trong việc thu hút các dự án công nghệ cao của Google, Apple, hay các dòng vốn đầu tư chuyển từ nước khác vào Việt Nam do tác động của chiến tranh thương mại. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cần có ngay các giải pháp để đón được dòng vốn đầu tư vào công nghệ cao, cũng như sớm có chính sách để phát triển công nghiệp cơ bản ở Việt Nam nhằm xây dựng nền công nghiệp tự chủ, đi cùng với phòng chống được các doanh nghiệp trong nước tiếp tay, hay các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư núp bóng ở Việt Nam.

Thủ tướng cho biết tới đây, Thường trực Chính phủ sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải để giải quyết các vấn đề của ngành. Nhưng trước hết, Bộ phải quyết liệt hơn trong việc cùng với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc để các tập đoàn và tổng công ty nhà nước có thể đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các sân bay, không thể kéo dài tình trạng các doanh nghiệp nhà nước có vốn mà không thể đầu tư, trong khi sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang bị ùn tắc cả trên trời lẫn dưới đất.

Đối với việc thành lập các hãng hàng không mới, Thủ tướng yêu cầu không để tình trạng trăm hoa đua nở. Chính phủ bảo đảm quyền tự do kinh doanh nhưng phải có quản lý nhà nước để ngành này phát triển bền vững.

Thủ tướng cũng khẳng định không thay đổi mốc thời gian thông xe và khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, ai cản trở mục tiêu này sẽ bị xử lý nghiêm. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc của các dự án lớn về nhiệt điện và dầu khí, trong đó sớm báo cáo Thủ tướng về dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đang bị dừng thi công.

Để 4 tháng cuối năm, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục bứt phá nhằm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay, làm tiền đề vững chắc cho năm sau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên Chính phủ và lãnh đạo các địa phương phải quyết liệt hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn trước Đảng, trước nhà nước và nhân dân, hành động đi cùng với giữ vững kỷ luật, kỷ cương nói đi đôi với làm, dám quyết đoán, sâu sát thực tiễn tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong từng bộ, từng ngành và địa phương để thực hiện kế hoạch đề ra.

Từ các ý kiến của các thành viên Chính phủ hôm nay, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của năm nay cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 để Chính phủ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội trong tháng 10 tới.

Hệ thống chính sách đối với dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng đồng bộ, có tính bao phủ Hệ thống chính sách đối với dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng đồng bộ, có tính bao phủ

VTV.vn - Tại phiên họp sáng 23/10, các đại biểu đánh giá cao kết quả đạt được, hệ thống chính sách đối với dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng đồng bộ, toàn diện, có tính bao phủ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước