Thi hành án dân sự còn nhiều khó khăn

Ngọc Dũng-Thứ sáu, ngày 19/07/2013 22:37 GMT+7

Ảnh minh họa

 Từ nhiều năm qua, cả nước vẫn đang tồn đọng hàng trăm nghìn vụ án chưa được thi hành mặc dù đã xét xử xong. Nghị quyết 37 của Quốc hội yêu cầu, ngay trong năm nay, sẽ phải giải quyết 88% số vụ việc có điều kiện thi hành án.

Việc cưỡng chế nhà xưởng mặt đường tại thành phố Vĩnh Yên, đã được Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc bàn giao cho người trúng đấu giá. 1 phần tài sản thế chấp của Công ty TNHH Cao Vĩnh dùng để vay 19 tỷ đồng từ ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Phúc Yên từ 3 năm trước.

Sau khi công ty tuyên bố phá sản, 2 bên hòa giải và được Tòa án tỉnh Vĩnh Phúc công nhận thỏa thuận giải quyết vụ án là tự nguyện. Theo đó, công ty sẽ trả nợ ngân hàng làm 3 đợt trong năm 2012. Nhưng thực tế đã không diễn ra, nên phải giải quyết bằng Luật Thi hành án dân sự.

Không trả được nợ đúng hạn, bà Giám đốc công ty đã biệt tăm tích. Để thi hành án, tổ chức đấu giá tài sản cần phải họp bàn, có đầy đủ các ngành liên quan và nhất là phải có người mua nên dù muốn, vẫn không thực hiện được nhanh. Thi hành án dân sự lâu nay, vẫn luôn là bài toán khó.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng phòng nghiệp vụ tổ chức thi hành án, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc cho biết:“Đương sự bỏ trốn hoặc trốn tránh nghĩa vụ thì chúng tôi không có quyền để truy nã, không được bắt giam và không có quyền buộc đương sự thực hiện theo bất cứ điều gì về hình sự nên rất khó”.

Hiện cả nước đang tồn đọng hơn 300.000 vụ án dân sự có hiệu lực, mà chưa thi hành được. Theo Tổng cục Thi hành án dân sự, giải pháp lâu dài là sửa đổi Luật Thi hành án dân sự theo hướng tăng chế tài, tăng trách nhiệm cho công chức thực thi nhiệm vụ. Ngành tòa án cần hạn chế tình trạng án đã tuyên nhưng không có tính khả thi.

Xác định thi hành án dân sự luôn là mảng phức tạp và có nhiều vụ việc tồn đọng, khiến không ít người được tòa xử thắng kiện nhưng không thể lấy lại tài sản hoặc quyền lợi của mình. Sau 1 thời gian thí điểm thành công tại TP.HCM, Bộ Tư pháp đã quyết định mở rộng mô hình Thừa phát lại (xã hội hóa công tác thi hành án dân sự) ra 12 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước