Trò chuyện với đại diện DN Việt thành công tại CHLB Đức

Mỹ Hạnh - Ngọc Tiến (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ ba, ngày 22/09/2015 11:00 GMT+7

VTV.vn - Trong phần trò chuyện sau đây, chúng ta sẽ cùng gặp một doanh nghiệp Việt Nam khá thành công tại CHLB Đức, ông Võ Văn Long, Tổng giám đốc công ty Thăng Long.

Điều đầu tiên ông có thể chia sẻ đôi chút về đời sống kinh doanh của cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức?

Doanh nghiệp CHLB Đức thực chất rất am hiểu luật pháp ở Đức, họ tính rất kỹ nên có những việc làm hiệu quả sẽ cao hơn và ít rủi ro hơn so với các nước khác. Nói chung doanh nghiệp ở Berlin nói riêng và CHLB Đức nói chung phát triển tốt, có thu nhập, tự tạo cho mình công ăn việc làm.

Cùng với khái niệm “nền kinh tế chợ” thì nền kinh tế chợ của cộng đồng người Việt Nam ở CHLB Đức có gì khác so với nền kinh tế chợ ở các nước châu Âu?

Nói đến chợ, ai cũng nghĩ đơn thuần đó là một cái chợ - đó là theo phong tục người Việt chứ ở đây là khu thương mại thì đúng hơn. Cộng đồng người Việt ở đây muốn xây dựng từ chợ thành trung tâm văn hóa, du lịch và thương mại.

Gần đây rất nhiều đoàn Đức, châu Âu đi - về Việt Nam, họ thưởng thức ẩm thực, họ muốn quay lại tìm hiểu ẩm thực thì vào những khu chợ Đồng Xuân và chợ đó đã đưa thương hiệu chợ thành khu văn hóa ẩm thực.

Ông có thể nói rõ hơn về vị trí của cộng đồng người Việt tại nước sở tại?

Những năm 1991-1992 mọi người nhận mình là nhà hàng châu Á, nhưng nay có thương hiệu mình sẵn sàng nói là người Việt Nam, làm hàng Việt Nam, giúp cho những người trong nước có việc làm.

Việt Nam sắp gia nhập cộng đồng chung các nước ASEAN, ông có chia sẻ gì với các doanh nghiệp trong nước?

Đầu tiên tôi cũng rất băn khoăn vấn đề này. Cứ nhắc đến hàng Việt Nam kèm sau đó là thiếu chất lượng. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Đức là thị trường khó tính, theo tôi, chất lượng kém quá thì nói là phía bạn khó tính, chứ tốt thì họ không bao giờ khó tính, họ sẽ chấp nhận. Nói đến hàng Đức, người mua cho là chất lượng tốt, đắt họ cũng chấp nhận, nhưng nói đến hàng Việt Nam thì thường hay nghĩ là phải rẻ, thậm chí họ còn đàm phán để giảm giá. Vậy nên trong nước đã ký hợp đồng phải tuân thủ đúng hợp đồng đã ký kết.

Xin cảm ơn ông đã chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Tiếp cận thị trường toàn cầu: DN Việt Nam còn nhiều hạn chế Tiếp cận thị trường toàn cầu: DN Việt Nam còn nhiều hạn chế

VTV.vn - Việt Nam hiện chỉ có 21% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước