TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Chiến lược phát triển kinh tế mũi nhọn từ cây cao su

Hoài Thu, Văn PhátCập nhật 16:43 ngày 13/12/2024

VTV.vn - Tại Gia Lai, huyện Chư Prong là vùng đất phù hợp với các loại cây công nghiệp, nên cao su trở thành cây chiến lược ở vùng biên giới này với hàng ngàn cơ hội việc làm.

Trồng và chế biến cao su đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển nông thôn và kinh tế xã hội, là điểm tựa của phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo thống kê, ngành cao su đã tạo việc làm cho khoảng 489 ngàn lao động thường xuyên, trong đó có gần 40 ngàn lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Gia Lai, huyện Chư Prong là vùng đất phù hợp với các loại cây công nghiệp, nên cao su trở thành cây chiến lược ở vùng biên giới này. Hàng ngàn cơ hội việc làm được mở ra, làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc tại chỗ.

Cơ chế giao khoán chăm sóc, khai thác, cạo mủ đang được tất cả các công ty cao su tại áp dụng đồng đều: công nhân nào khai thác được sản lượng mủ nhiều hơn đồng nghĩa với việc thu nhập của tháng đó sẽ cao hơn. Những người tay nghề thấp, cạo mủ không đúng kỹ thuật thì sẽ không khai thác được ở mùa sau. Vì vậy, thu nhập sẽ được tính trên khối lượng, năng suất mủ.

Đồng hành cùng sự phát triển của các tỉnh Tây Nguyên, cây cao su đã khẳng định được chỗ đứng và làm thay đổi từ nhận thức đến đời sống vật chất của người dân nơi đây. Theo thống kê, với diện tích 250 nghìn ha, các công ty cao su ở Tây Nguyên đã giải quyết việc làm cho hơn 13.000 lao động, trong đó lao động là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 63%.

Tây nguyên được xác định là vùng trồng cao su lớn thứ 2 của cả nước, còn đối với Gia Lai, Chư Prông là huyện có diện tích cây công nghiệp dài ngày lớn nhất, nên tiềm năng kinh tế từ lĩnh vực này cũng tác động rất lớn đến an sinh xã hội. Hàng nghìn lao động trẻ từ các thôn, làng đã được nhận vào làm công nhân cạo mủ cao su với mức thu nhập khá tốt.

Ưu tiên hàng đầu của các đơn vị cao su ở vùng Tây Nguyên nói chung, ở Gia Lai nói riêng là ổn định đời sống của đồng bào địa phương. Từ hàng chục năm qua, Công ty Cao su Bình Dương thuộc Binh đoàn 15 trở thành doanh nghiệp lớn nhất tạo công ăn, việc làm ổn định cho người lao động là đồng bào tại chỗ của huyện Chư Prông. Cuộc sống của đồng bào từ chỗ thoát nghèo, đủ ăn, sau đó là phát triển kinh tế, làm giàu.

Sau 40 năm kể từ ngày đặt cây cao su đầu tiên trên vùng đất đỏ bazan, các công ty ở Tây Nguyên tuy không lớn nhưng vẫn đang đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phương ở vùng nông thôn, vùng biên giới. Nhất là đã giải quyết được việc làm hàng ngàn lao động đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nghiên cứu thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mới

VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa trở thành điểm nghiên cứu đầu tiên ngoài nước Mỹ được lựa chọn thử nghiệm sử dụng thuốc ở giai đoạn sớm trong bệnh lý ung thư đại trực tràng.