TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Phòng tránh dị vật đường thở ở trẻ em

Anh Quang - Đức Hiếu (VTV8)Cập nhật 17:31 ngày 17/06/2019

VTV.vn - Sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ để tránh những tai nạn liên quan đến dị vật đường thở xảy ra.

Dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ nhỏ, khoảng độ tuổi ăn dặm đến 3 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ thường tò mò, khám phá, thích cho vào miệng những vật cầm chơi. Thường gặp là tai nạn sặc hạt dưa hấu, hạt bí, đậu phộng hoặc những mảnh xương, đôi khi là những vật kim loại nhỏ nhọn, kim băng, đầu bút... Hãy lưu ý những điều sau đây để tránh tai nạn liên quan đến dị vật đường thở.

- Không để các loại hạt hoa quả bừa bãi

Không nên để hạt dưa, hạt bí gần tầm nhìn, tầm với của trẻ. Không để vương vãi trên sàn nhà hạt dưa hấu, hạt mãng cầu, vỏ hạt dưa, vỏ hạt bí, trẻ có thể nhặt cho vào miệng.

- Không cho trẻ ăn các loại quả có hạt

Không cho trẻ nhỏ ăn dưa hấu khi chưa lấy hết hạt ra hoặc các loại hạt khác như: hạt bí, đậu phộng... Không cho trẻ ngậm miếng dưa leo, mảnh bánh tráng...

- Không cho chơi những đồ chơi quá nhỏ

Không cho trẻ chơi với các loại hạt, đồng tiền, các đồ trang sức của người lớn, các đồ vật nhỏ trong gia đình...

- Cẩn trọng khi cho trẻ ăn uống

Tránh ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc. Không cho trẻ ngậm thức ăn trong miệng và đùa giỡn, nếu nhìn thấy trẻ cho những thức này vào miệng không vội la làm trẻ khóc thét càng dễ bị sặc.

- Tập cho trẻ thói quen không ngậm đồ vật

Vấn đề đặt ra là tập cho trẻ thói quen không được ngậm bất cứ thứ gì trong miệng, từ những vật nhỏ đến đồ chơi, vật cứng. Nếu thấy trẻ ngậm phải nhẹ nhàng lấy ra, không được làm trẻ sợ sẽ hít mạnh vào đường thở.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Ngư dân trẻ phòng, chống khai thác IUU

VTV.vn - Nhiều ngư dân trẻ tại Phú Yên học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận quy định chống khai thác bất hợp pháp, góp phần phát triển nghề cá chính quy, hiện đại.