TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Phú Yên xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Huỳnh Danh, Phạm Việt (VTV8)Cập nhật 08:00 ngày 10/08/2018

VTV.vn - Những ưu đãi từ chính sách tam nông như: hỗ trợ vốn vay để đầu tư cơ giới hóa, chuyển giao tiến bộ KHKT và gắn kết nông dân với nhà máy đã tạo được sự chuyển biến.

Hơn 10 năm trước, ở các huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, dường như nhà nào cũng có một, hai khoảnh ruộng trồng mía, sắn và bắp. Chính việc trồng quá nhiều loại cây và trồng không theo một quy hoạch  nào, khiến năng suất và chất lượng nông sản thấp. Như cây mía, năng suất thời điểm này chỉ là 30 tấn mía cây/héc ta. Việc thu hoạch và bán nông sản cũng gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, cũng cây trồng là mía, dù giá đường đang hạ thấp, nhưng nhờ có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nhà máy, nhất là năng suất mía đã tăng gấp 3 lần so với trước đã giúp cuộc sống của hàng ngàn hộ gia đình khấm khá hơn.

Với hơn 70 % hộ dân có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp, quy hoạch lại vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến được tỉnh Phú Yên chú trọng. Có thời điểm, tỉnh đứng ra bảo lãnh cho một nhà máy chế biến mía đường vay vốn ưu đãi ngân hàng để đầu tư hạ tầng, phục vụ chế biến và phát triển vùng nguyên liệu. Ngược lại, phía nhà máy phải thực hiện các cam kết với tỉnh Phú Yên và nông dân. Và kết quả là người dân và nhà máy đều tìm được tiếng nói chung trong phát triển sản xuất.

Ngoài vùng nguyên liệu mía, dựa vào khí hậu, đất đai hiện có, kết hợp với vận dụng chủ trương chính sách của Trung ương, tỉnh Phú Yên đang tiếp tục xây dựng các vùng nguyên liệu đủ lớn khác, có lợi thế cạnh tranh. Trước mắt, tập trung đầu tư, thu hút đầu tư vào khu nông nghiệp Công nghệ cao Hòa Quang, một trong 10 Khu nông nghiệp công nghệ cao được Chính phủ quy hoạch trên cả nước. Từ Khu nông nghiệp công nghệ cao này được kỳ vọng sẽ lan tỏa ra các vùng nông nghiệp khác. 

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

VTV.vn - Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, một nét đẹp văn hóa đặc trưng của người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.