TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Tiếng chiêng nơi đại ngàn Tây Nguyên

Minh Tây, Thuý Hà, Gia Bình (VTV8)Cập nhật 12:00 ngày 18/12/2017

VTV.vn - Nói đến Tây Nguyên người ta thường nghĩ ngay đến nhà rông, nhà gươl hay nhạc cụ cồng chiêng, bởi đó là biểu tượng văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên.

Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Dù cuộc sống hôm nay có nhiều đổi thay, song dấu ấn của những tập quán tốt đẹp xưa vẫn in đậm trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Nghệ nhân đánh chiêng đã là một vốn quý, nhưng người chỉnh chiêng còn "quý và hiếm có" hơn, bởi không phải ai chơi chiêng giỏi cũng biết cách chỉnh âm thanh của loại nhạc cụ này. Đây là công việc cần nhiều kinh nghiệm và cần khả năng thẩm âm thật tốt. Với cộng đồng dân tộc thiểu số Gia Rai trên vùng đất Ea Súp (Đắk Lắk), anh Ma Đun - người được dân làng xem như nghệ nhân chỉnh chiêng A ráp - là một trong 3 người còn lại của buôn biết cách chỉnh chiêng một cách bài bản. 

Một bộ chiêng A ráp thường có từ 7-10 chiếc và được chia thành 2 nhóm. Đó là nhóm cồng có núm được làm bằng hợp kim pha vàng và bạc, giữ nhiệm vụ đệm và nhóm không có núm hay còn gọi là "chiêng bằng" thì để chơi giai điệu.

Khác với âm thanh giòn giã, rền vang của tiếng chiêng Êđê, chiêng A ráp của người Gia Rai lại thánh thót, rộn rã hơn. Mỗi một dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây Nguyên để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng và đầy sức quyến rũ.

Điện lực miền Trung đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng

VTV.vn - Tổng công ty Điện lực miền Trung cam kết đảm bảo cung cấp đủ điện trong mùa nắng nóng, đem lại sự an tâm và tin cậy cho hàng triệu khách hàng trên khắp khu vực.