Tạo dựng môi trường sống an toàn cho trẻ sinh hoạt và vui chơi

VTV9Cập nhật 08:15 ngày 22/10/2019

VTV.vn - Để tránh những tai nạn đau lòng, người lớn cần quan tâm chăm sóc và giám sát chặt chẽ con em, tạo ra một không gian vui chơi an toàn cho trẻ.

Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò nhưng lại chưa ý thức được sự nguy hiểm rình rập khi vui chơi có thể gây tai nạn, thương tích. Trong khi đó, môi trường nơi trẻ sinh sống lại có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, các bậc cha mẹ và người trông nom trẻ cần có kiến thức để tạo dựng một môi trường sống an toàn, phòng chống những tai nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ không chỉ ở ngoài mà ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Theo đó, người lớn không cho trẻ chơi gần những nơi nguy hiểm như: bếp lửa, bếp gas; không cho trẻ sờ nắm những vật sắc nhọn, hóa chất, bếp điện… Trẻ bị nạn có thể cứu sống được nhưng một số trường hợp để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tương lai của trẻ sau này.

Khi trẻ bị các tai nạn gây thương tích, phụ huynh không nên quá hốt hoảng mà cần động viên, an ủi, giúp trẻ bình tĩnh; tìm hiểu nguyên nhân gây ngã cho trẻ và đánh giá mức độ chấn thương do ngã gây ra dựa vào các dấu hiệu bất thường.

Không chỉ bị bỏng hay tai nạn giao thông, còn có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có thể bị gặp tai nạn. Khi trẻ gặp nạn sẽ để lại nhiều di chứng về cả mặt tinh thần lẫn thể xác. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên lơ là và cần quan sát cẩn thận khi trẻ nô đùa. Bên cạnh đó, cha mẹ cần dạy cho trẻ biết về các yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng chống thương tích thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Phụ huynh có thể ngăn ngừa một số tai nạn ở trẻ bằng các phương pháp:

- Để nguồn điện cao, xa khỏi tầm tay với của trẻ;

- Cách ly mọi thiết bị điện với nguồn nước;

- Có cầu dao điện, ổ cắm điện có nắp bảo vệ,

- Rào ao, hố, rãnh nước quanh nhà, làm cửa chắn nếu nhà gần ao hồ;

- Đổ bỏ nước trong các xô, chậu nếu không cần;

- Cho trẻ học bơi sớm (trên 4 tuổi);

- Luôn đậy nắp chum, lu, bể, giếng nước...;

- Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, ngoài tầm với của trẻ;

- Không để đồ vật đang nóng trong tầm với của trẻ (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn ủi nóng, ống xả xe máy...);

- Không cho trẻ leo trèo cầu thang, bàn ghế, nơi dễ ngã;

- Sử dụng cũi để trông trẻ nhỏ;

- Sắp xếp đồ đạc cho hợp lý không để vướng trẻ đi lại;

- Không cho trẻ chơi dưới lòng đường hay gần đường giao thông;

- Làm hàng rào, cổng, cửa chắn nếu nhà gần đường, đặc biệt khi nhà có trẻ nhỏ.


Muôn hình vạn trạng tai nạn thương tích ở trẻ em Muôn hình vạn trạng tai nạn thương tích ở trẻ em

VTV.vn - Mặc dù còn 1 tuần nữa mới chính thức nghỉ hè nhưng số trẻ bị tai nạn phải nhập viện đã tăng mạnh so với những tháng trước.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.