Vì sao đợt dịch COVID-19 lần này phức tạp hơn các đợt trước?

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 11/05/2021 22:09 GMT+7

VTV.vn - Cùng một lúc xuất hiện các ổ dịch lớn, nhiều nguồn lây, chủng virus đột biến kép, tăng khả năng lây nhiễm là 3 nguyên nhân khiến đợt dịch này bùng phát nhanh, phức tạp.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết dịch COVID-19 đang lây lan trong nước với nhiều tỉnh, thành có ca bệnh. Mức độ phức tạp của đợt dịch này so với các đợt dịch trước đây bởi 3 lý do:

- Cùng một lúc xuất hiện các ổ dịch lớn.

- Nhiều nguồn lây nhiễm từ các chuyên gia nhập cảnh do quá trình thực hiện cách ly chưa nghiêm. Trong cộng đồng cũng có những ổ lây nhiễm, làm lây vào bệnh viện và bệnh viện lây ngược lại cộng đồng.

- Chủng lây nhiễm lần này khác các lần trước, chủ yếu là chủng Ấn Độ với đột biến kép, tăng khả năng lây nhiễm.

Vì sao đợt dịch COVID-19 lần này phức tạp hơn các đợt trước? - Ảnh 1.

Bệnh viện K là một trong những ổ dịch COVID-19 phức tạp.

Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến mới, rất phức tạp cả trong và ngoài nước, Ban Bí thư chỉ đạo làm sao phải huy động cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia vào cuộc một cách quyết liệt, tuyệt đối không lơ là, chủ quan.

Thực hiện chỉ đạo này, Bộ Y tế đã triển khai đến ngành y tế các địa phương tập trung vào một số nội dung trọng tâm nào để đạt hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19 gồm vừa phát hiện ngăn chặn, cách ly, dập dịch hiệu quả, sớm ổn định tình hình. Đồng thời, ngành y tế triển khai tất cả các biện pháp về chuyên môn, kỹ thuật trong xét nghiệm, điều trị; thông tin truyền thông để người dân hiểu, hợp tác, hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh.

Điều lo ngại của chúng ta lâu nay là dịch COVID-19 đã xuất hiện ở một số bệnh viện và mức độ lây lan rất phức tạp. Bộ trưởng cho biết đã yêu cầu các bệnh viện phải thực hiện định kỳ sàng lọc, xét nghiệm với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế, đặc biệt tăng tần suất xét nghiệm ở các khu vực có nguy cơ cao như hồi sức cấp cứu, chạy thận nhân tạo.

Bên cạnh đó, các bệnh việc chỉ cho bệnh nhân xuất viện hoặc chuyển tuyến khi có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, đồng thời báo cơ quan chức năng nơi tiếp nhận bệnh nhân để tiếp tục theo dõi, giám sát tại nhà để kịp thời khoanh vùng cách ly ngay khi có tình huống dịch xảy ra.

Đối với các tỉnh, thành chưa có ca lây nhiễm trong cộng đồng, theo Bộ trưởng, cần nâng mức báo động lên mức độ cao, coi như địa phương đã có dịch để triển khai tất cả các biện pháp chủ động phòng chống dịch.

Qua thực tiễn các ca lây nhiễm thời gian qua, Bộ Y tế đã quyết định kéo dài thời gian cách ly lên 21 ngày ở các khu cách ly tập trung, đồng thời thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng chống dịch, chống lây nhiễm trong khu cách ly.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước