VTV.vn - Thành phố Thủ Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2021 với định hướng sẽ hình thành nhiều Trung tâm đô thị khác nhau...
Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 1.
Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 2.


ại diện Sở Quy hoạch – Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh cho biết, tầm nhìn đến năm 2060, thành phố Hồ Chí Minh sẽ là thành phố đổi mới, sáng tạo, phát triển năng động, tiên phong trong vùng đô thị lớn, trung tâm kinh tế tri thức và giao thương quốc tế, trung tâm dịch vụ của châu Á Thái Bình Dương.

Trong đó, việc thành lập TP Thủ Đức từ 3 quận Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức sẽ là động lực chính giúp địa phương này hiện thực hóa mục tiêu đề ra. Cụ thể, đây sẽ được quy hoạch thành khu đô thị sáng tạo, phát triển các cụm chức năng giáo dục nghiên cứu, văn hóa thể thao, công nghệ cao và tài chính.

Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 4.

Giao thông và sử dụng đất tại Tp. Thủ Đức

Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 5.

Các trọng điểm của Tp. Thủ Đức

Tại Tp. Thủ Đức, thành phố sẽ từng bước chuyển đổi mô hình nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại; khuyến khích phát triển loại hình nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở cho thuê. Đồng thời sẽ tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý, cơ chế chính sách, tăng thu hút đầu tư.

Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 6.
Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 7.

ột trong những mục tiêu của quy hoạch thành phố Thủ Đức là tăng cường kết nối, tạo cơ hội phát triển mới. Tại khu vực này cũng đã và đang hình thành hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, là khu vực kết nối thuận tiện với các tỉnh trong vùng như Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng tàu.

Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 9.

Thành phố Thủ đức trong mối liên hệ Vùng thành phố

Theo các chuyên gia tại hội thảo, đến nay, việc thành lập Thành phố Thủ Đức là một hướng tiếp cận đúng đắn. Tuy nhiên, để thành công, ngoài việc quy hoạch các mô hình đô thị sáng tạo kiểu mới thì đòn bẩy then chốt chính là phát triển được hệ thống giao thông hạ tầng.

Ngoài ra, để có sự phát triển hài hòa trong quy hoạch đô thị, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long cho rằng, việc xây dựng quỹ đất là yếu tố Nhà nước cần phải bàn đến. Nếu không khu vực này chỉ còn những khu đất lẻ mẻ, xen cài. Khi đó ý tưởng về việc xây dựng mô hình đô thị sẽ gặp khó khăn khi không còn dư địa, quỹ đất đủ để xây dựng.

Với mục tiêu liên kết vùng, ông Quang cũng cho rằng, cần phải có sự đồng bộ trong quy hoạch vùng. Cụ thể, đó là tầm nhìn về quy hoạch đô thị, phân bổ dân cư, phát triển kinh tế trong vùng.

Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 10.
Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 11.

ừ góc độ nghiên cứu phát triển hạ tầng giao thông, tiến sĩ Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ Giao thông vận tải nhận định, việc phát triển đô thị trong vùng Tp. Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế.

Cụ thể là chưa tạo dựng được các khu đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh; chưa hình thành được các trung tâm cấp thành phố ở các hướng phát triển theo quy hoạch. Hàng loạt dự án chung cư cao tầng, cao ốc tại khu vực trung tâm gây nên sự quá tải về hạ tầng, dẫn đến ùn tắc giao thông, môi trường ô nhiễm.

Việc phát triển nhà ở phân tán, nhà thấp tầng riêng lẻ dẫn đến thiếu đất dành cho giao thông và các công trình công cộng khác; không tạo động lực để phát triển giao thông công cộng do nhu cầu đi lại không tập trung, khó thu gom hành khách.

Các khu đô thị, dân cư mới chưa dành diện tích đất phù hợp hoặc không có cho giao thông công cộng.

Đặc điểm đô thị trong vùng là dân cư và nhà ở riêng lẻ phân bố dàn trải, cấu trúc đô thị phân tán khiến người dân phụ thuộc vào các phương tiện giao thông cá nhân, gây khó khăn cho việc hình thành hệ thống giao thông công cộng hiệu quả, dẫn đến nhu cầu sử dụng giao thông công cộng bị suy giảm.

Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 13.

Ngoài ra, theo PGS-TS Nguyễn Đình Thọ, Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất - Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay có sự xung đột giữa Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Quản lý tài sản công, khiến cho luật ra sau phủ định luật ra trước gây khó khăn trong công tác tạo lập quỹ đất sạch, phát triển đô thị.

Giải pháp hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất xây dựng trung tâm phát triển quỹ đất, ưu tiên hàng đầu tạo quỹ đất sạch. Hiện Bộ cũng đã phân cấp phân quyền, địa phương thực hiện, và đề xuất nhiều giải pháp để thu hút đầu tư từ tư nhân. Ví dụ như cần phải thực hiện dồn điền, đổi thửa đất đô thị trên cơ sở tái định cư tại chỗ. Thực hiện quy hoạch và tổ chức khai thác quỹ đất hai bên đường, vùng phụ cận…

Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở - Ảnh 14.
Quỳnh Như, Hùng Lĩnh
Minh Thu

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước