điểm trường Huổi Mắn (trường mầm non xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu), hình ảnh thầy giáo trẻ dạy hát, dạy học, chăm sóc các bé mầm non đã vô cùng quen thuộc. Vừa khéo léo, dịu dàng như một người mẹ, vừa mạnh mẽ và nghiêm khắc như một người cha, thầy giáo Vàng Văn Anh - một nam giáo viên hiếm hoi của ngành giáo dục mầm non - đã chiếm trọn tình yêu thương của các bé và sự quý mến, tin cậy của các phụ huynh học sinh ở khu tái định cư thủy điện Lai Châu.
Hiện nay, thầy Vàng Văn Anh đang phụ trách lớp 28 cháu người Mông ở khu tái định cư Huổi Mắn, cách điểm trường chính tới… gần 100 km. Nhìn cách thầy ân cần chăm sóc từ lau mặt, rửa chân tay, đến cho các cháu ăn, dỗ các cháu ngủ chẳng chút ngại ngần hay nề hà, bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được sự ấm áp đến lạ lùng.
Không chỉ nuôi dạy trẻ như các giáo viên mầm non bình thường, bởi đặc thù ở điểm trường xa xôi, thầy Anh còn phải dỗ dành cho các bé không khóc, không đòi về nhà. Từ chăm sóc đến dạy các cháu làm quen và hát bằng tiếng phổ thông, bày trò chơi, dạy các cháu múa, thầy giáo trẻ đều làm bằng tất cả tình cảm yêu thương, trìu mến của mình.
Có lẽ vì thế mà những em nhỏ 3 tuổi lần đầu đến lớp, đến trường, nhưng chỉ qua vài tuần đầu năm học đã nhanh chóng hòa nhập với lớp học, với thầy, với bạn.
Dẫu vậy, thầy giáo trẻ vẫn không khỏi chạnh lòng trướng những ánh nhìn nghi ngại, hay những câu trêu đùa vô vị của một số kẻ hiếu kỳ.
Với tình yêu dành cho trẻ em vùng cao và lòng tâm huyết với nghề nuôi dạy trẻ, thầy Vàng Văn Anh vẫn kiên định bước trên con đường mà mình đã chọn và luôn tự hào là một trong số ít "mì chính cánh" của ngành giáo dục mầm non.
Thầy giáo Vàng Văn Anh chia sẻ về tình yêu với nghề giáo viên mầm non, với những em nhỏ nơi vùng cao.
ùng thuộc trường mầm Non xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu nhưng cô giáo Khoàng Hà Pơ lại là giáo viên cắm bản ở điểm trường Huổi Lính A. Cứ mỗi tuần vài lần, cô giáo Khoàng Hà Pơ lại vào rừng hái nấm, tìm măng, để làm thức ăn cho các học trò nhỏ của cô dùng dần.
Huổi Lính là nơi sinh sống của 18 nóc nhà người Mông, nằm cheo leo trên đỉnh núi cao hàng ngàn mét. Đường đi lối lại khó khăn, nên thực phẩm đặt mua theo chế độ ăn bán trú cho các cháu vùng cao, 1 tuần cũng chỉ chuyển đến được vài ba lần, mà thường là đồ ăn được đóng hộp, chế biến sẵn mới có thể lưu trữ được lâu. Chính vì thế, măng và các loại rau củ quả mà cô Pơ kiếm được trên rừng được coi là thực phẩm tươi cho các học trò bé nhỏ. Đây cũng là cách để thời gian trôi đi nhanh hơn, nữ giáo viên cắm bản bớt cô đơn và nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nhớ con.
Cuộc sống một mình, một bát, một đũa, một mâm, nhiều lúc công chẳng thể nuốt trôi vì nỗi nhớ nhà, nhớ con. Cô không thể nhớ hết đã bao lần nước mắt chan cơm vì cảm giác cô quạnh giữa núi rừng và thèm có tiếng nói, tiếng cười của người thân.
Đây đã là năm thứ ba cô Khoàng Hà Pơ cắm bản ở Huổi Lính và lần về nhà gần đây nhất của cô cũng cách đây 5 - 6 tháng. Cô Pơ đang háo hức vì sắp đến Tết cổ truyền của người Hà Nhì, lần này cô sẽ xin nghỉ phép vài ngày để trở về nhà. Không chỉ xa nhà, với giáo viên cắm bản, việc liên lạc với gia đình qua điện thoại cũng không hề dễ dàng. Sóng điện thoại ở vùng cao chập chờn nên cô Pơ luôn phải treo điện thoại cố định ở cửa sổ lớp để nghe điện từ các cô giáo ở trường gọi đến.
Mỗi lúc nhớ nhà, nhớ chồng, nhớ con định buông xuôi tất cả để về xuôi, cô Pơ lại nhớ đến lá đơn nguệch ngoạc mà người dân bản Huổi Lính gửi Ban Giám hiệu để xin giữ cô ở lại.
Vì yêu quý cô giáo, bà con đã viết "lá đơn"
Khi đọc những dòng viết chân thành từ lá thư mà bà con gọi là "lá đơn" này, khi nghĩ đến tương lai của các em nhỏ, khi nhìn những ánh mắt thơ ngây của bọn trẻ, cô lại chẳng đành lòng. Đó cũng chính là động lực để cô Pơ, thầy Vàng Văn Anh cũng như những giáo viên cắm bản khác trên mọi miền đất nước luôn tận tâm, cống hiến thầm lặng cho sự nghiệp trồng người của mình.
Đinh Hương, Văn Ba
Tài Việt, Đình Hoàn
20/11/2019