rong những năm gần đây vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông diễn ra ngày càng gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn, khó lường. Cảnh sát biển và các lực lượng chức năng của Việt Nam đã tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, tổ chức tốt mạng lưới thông tin liên lạc biển; phát hiện, xua đuổi, xử lý đúng pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế đối với tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển nước ta. Tính từ năm 2008 đến nay Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện gần 40.000 lượt chiếc tàu nước ngoài di chuyển trái phép trong vùng biển Việt Nam, trong đó phát hiện và theo dõi hơn 3.000 lượt tàu quân sự và tàu chấp pháp nước ngoài, hơn 4.000 lượt dàn khoan, tàu nghiên cứu nước ngoài dịch chuyển bất hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam. Trên thực tế Cảnh sát biển đã yêu cầu gần 30 nghìn lượt tàu nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
"Hiện nay, tình hình vùng biển Việt Nam nói riêng cũng như khu vực biển Đông có những diễn biến phức tạp, khó lường. Các nước trong khu vực tăng cường các hoạt động quân sự, hoạt động chấp pháp, nghiên cứu biển, tôn tạo các khu vực biển chiếm đóng trên Biển Đông, sử dụng tàu công vụ, tổ chức xua đuổi, ngăn cản, thậm chí sử dụng biện pháp cứng rắn, làm tổn thất tài sản, thậm chí gây thương vong cho ngư dân Việt Nam.
Tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên biển vẫn xảy ra ở nhiều vùng biển, chưa có chiều hướng giảm, thủ đoạn hoạt động ngày một tinh vi, manh động hơn.
Vậy vai trò, vị trí, các hoạt động trên thực địa cũng như phương hướng phát triển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ra sao? Câu hỏi này sẽ được Thượng tá Lương Đình Hưng - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, trả lời dưới đây.
ông tác quản lý bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta từ trước đã làm tương đối tốt. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu thực tiễn về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với chủ quyền biển đảo và thực thi pháp luật trên biển, Bộ Quốc phòng đã ban hành quyết định số 1069 về việc thành lập Cục Cảnh sát biển, tiền thân của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay.
Trong lịch sử hình thành lực lượng cảnh sát biển của các nước trên thế giới, có nhiều quan niệm khác nhau tồn tại. Mỗi một quốc gia khi thành lập lực lượng cảnh sát biển đều dựa trên bối cảnh thực tế về nhu cầu quản lý, bảo vệ vùng biển của quốc gia và cũng liên quan đến kinh tế chính trị của mỗi nước.
ộ Trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành đối với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đối với vai trò là thành viên Chính phủ, điều này cũng tránh được việc hiểu nhầm lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng quân sự để thực hiện những nhiệm vụ trên biển, tránh những đối tượng thù địch lợi dụng để kích động, làm căng thẳng những vấn đề trên biển và dẫn đến xung đột, đảm bảo cho hoà bình, ổn định phát triển trên các vùng biển của Việt Nam.
Nội dung này cũng để đảm bảo phù hợp với nhận thức quốc tế hiện nay về tính dân sự của lực lượng thực thi pháp luật trên biển, tương đồng với quy định pháp luật của một số nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Australia, Nhật Bản… đều có Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng là thành viên Chính phủ quản lý lực lượng cảnh sát biển.
Việc quy định như vậy cũng đảm bảo sự điều hành linh hoạt, nhanh chóng nhưng thống nhất, hiệu quả của Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng đối với các lực lượng liên quan như hải quân, biên phòng và phòng không không quân trong quá trình thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia trên biển, cũng như giải quyết các tình huống đột xuất xảy ra trên biển.
rong quá trình thực thi pháp luật ở trên biển và thực hiện nhiệm vụ, lực lượng cảnh sát biển đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ đội biên phòng, hải quân cũng như các lực lượng khác.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chống cướp biểnvào tháng 6/2015, khi nhận được thông tin của Trung tâm chia sẻ thông tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền (ReCaap), lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức những biên đội tàu tuần tra các khu vực nghi vấn. Công tác tuần tra đã phối hợp với lực lượng hải quân cũng như biên phòng để tiến hành rà soát tất cả các khu vực nghi vấn. Chúng tôi đã phối hợp với biên phòng các tỉnh Kiên Giang bắt giữ được 8 tên cướp biển người Malaysia, để bàn giao cho chính phủ Malaysia xử lý theo quy định. Quá trình bắt giữ đối tượng được hai lực lượng phối hợp rất chặt chẽ.
rong thời gian gần đây, trên các vùng biển Việt Nam cũng xuất hiện nhiều biến biến phức tạp, gây mất ổn định. Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm nghiêm trọng vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và các lực lượng chức năng của Việt Nam, trong đó có lực lượng Cảnh sát biển đã cùng phối hợp và triển khai tất cả các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm phạm, vi phạm của các tàu thuyền nước ngoài.
Tàu thuyền nước ngoài mặc dù có các hành động chèn ép, khiêu khích, phun vòi rồng vào tàu thuyền của chúng ta, tuy nhiên lực lượng chấp pháp của Việt Nam, với phương châm kiên quyết, kiên trì dũng cảm, không mắc mưu khiêu khích, chúng ta đã đấu tranh bằng biện pháp pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp quốc tế, cũng như đấu tranh ngoại giao buộc tàu thuyền nước ngoài xâm phạm phải rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, tình hình tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại trên biển cũng diễn ra phức tạp. Trong những năm gần đây, nhiều vụ việc vận chuyển ma tuý qua đường biển có số lượng rất lớn. Qua chia sẻ thông tin của các tổ chức, chúng ra đã tổ chức bắt giữ nhiều vụ vận chuyển ma tuý với số lượng lớn.
húng tôi cũng có những kênh thông tin để bà con ngư dân làm ăn trên biển kịp thời phản ánh thông tin đối với lực lượng Cảnh sát biển về những vụ việc xảy ra trên biển, cũng như hỗ trợ ngư dân, công tác cứu hộ cứu nạn ngư dân trên biển để bà con yên tâm ra khơi bám biển.
húng tôi tổ chức cho những tàu cảnh sát biển Việt Nam trực thường xuyên ở những khu vực biển trọng điểm, để sẵn sàng giúp đỡ bà con ngư dân ra khơi bám biển. Khi có tình huống, dù thời tiết phức tạp khó khăn nhưng công tác cứu hộ cứu nạn của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã thực hiện rất tốt. Trong những năm vừa qua, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức cứu hộ cứu nạn rất kịp thời, gây dựng được lòng tin với ngư dân với lực lượng Cảnh sát biển.
Trong quá trình ngư dân đánh bắt trên biển, nhất là những khu vực biển chồng lấn, giáp ranh chưa phân định rõ ràng, dù lực lượng Cảnh sát biển có tuyên truyền để bà con ngư dân nâng cao tinh thần cảnh giác khi đánh bắt nhưng không tránh khỏi có tình huống phát sinh xảy ra. Khi có những vụ việc xảy ra ở khu vực biển chồng lấn giáp ranh, các lực lượng thực thi ở nước ngoài cũng có hoạt động truy đuổi, bắt giữ tàu cá của nước ta. Trong tình huống đó, lực lượng Cảnh sát biển đã kịp thời có những hoạt động giúp đỡ ngư dân, ngăn chặn hoạt động bắt giữ, truy đuổi trái phép của lực lượng tàu công vụ nước ngoài, nhất là tại khu vực biển giáp ranh phía Nam và Tây Nam.
hi ra biển, phương tiện của ngư dân phải đảm bảo an toàn, được trang bị đầy đủ các phương tiện cứu sinh cũng như thông tin, phải có đầy đủ kiến thức pháp luật, trong đó nắm chắc pháp luật Việt Nam, về vùng biển Việt Nam, pháp luật biển quốc tế cũng như pháp luật biển của các quốc gia lân cận để tránh việc vi phạm vùng biển nước ngoài.
Bên cạnh đó, khi nắm chắc những kênh thông tin của lực lượng chức năng Việt Nam, vị trí các đài canh của lực lượng cảnh sát biển, hải quân, biên phòng, kiểm ngư, nếu có tình huống xảy ra trên biển thì ngư dân kịp thời thông tin để các lực lượng chức năng hỗ trợ, ngăn chặn giảm thiểu những rủi ro thấp nhất cho bà con trên biển.
hứ nhất là phải nắm chắc và thực hiện rất nghiêm túc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy trình trong việc tuần tra, kiểm tra kiểm soát trên biển. Thứ hai là ngoài những kiến thức chung về chính trị, về nghiệp vụ, pháp luật ra thì yêu cầu ngoại ngữ cũng là một điều rất đặc thù của lực lượng cảnh sát viên.
Đối với cảnh sát viên thực hiện nhiệm vụ ở khu vực vùng biển phía Bắc, chúng ta phải thông thuộc tiếng Trung, tiếng Anh. Với khu vực miền Trung và Nam miền Trung, ngoài tiếng Trung, tiếng Anh cảnh sát viên có thể biết tiếng Malaysia, Indonesia. Đối với vùng biển phía Tây, cảnh sát viên có thể sử dụng tiếng Thái Lan, tiếng Campuchia. Cảnh sát viên ngoài thông thuộc tiếng Anh thì cần phải biết thêm những cái ngoại ngữ khác để phục vụ cho quá trình thực nhiệm vụ trên biển đối với tàu thuyền của nước ngoài.
uật Cảnh sát biển Việt Nam là văn bản pháp lý cao nhất cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, nó đã khẳng định vị trí vai trò của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam là công cụ sắc bén, để lực lượng Cảnh sát biển Việt nam thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, tạo ra cơ sở pháp lý để lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam từng bước hoàn thiện xây dựng chính quy hiện đại, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động hợp tác quốc tế đối với lực lượng hoạt động cảnh sát biển các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
rong thời gian tới, để phát triển lực lượng cảnh sát biển, cần xây dựng một lực lượng cảnh sát biển chính quy, tinh nhuệ hiện đại, đúng như mong muốn của Đảng và Nhà nước, trong đó tập trung xây dựng con người. Cán bộ cảnh sát biển Việt Nam phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ về lí luận chính trị, về pháp luật và ngoại ngữ tốt, có thể lực để đảm bảo cái thực hiện nhiệm vụ dài ngày trên biển và trong điều kiện khắc nghiệt khó khăn.
Bên cạnh đó, cần phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị tàu thuyền cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng hiện đại, đáp ứng những yêu cầu. Sự hiện diện của cảnh sát biển Việt Nam thường xuyên liên tục trên biển, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo, vừa là chỗ dựa vững chắc cho bà con vươn khơi bám biển.
Một nhiệm vụ nữa là cần phải hợp tác quốc tế giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với lực lượng cảnh sát biển các nước trong khu vực và trên thế giới. Tranh thủ kinh nghiệm cũng như sự giúp đỡ của các lực lượng khác để nâng cao năng lực Cảnh sát biển Việt Nam, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo duy trì ổn định hoà bình vùng biển và phát triển. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì kiên quyết dũng cảm khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ gìn pháp luật.
21 năm xây dựng và trưởng thành, Cảnh sát biển Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã khẳng định được vai trò làm nòng cốt trong duy trì thực thi pháp luật trên biển.