VTV.vn - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói “lò nóng lên thì củi tươi cũng phải cháy”. Nhưng bây giờ, ông phải nhận định rằng: “ Nóng trên – Lạnh dưới”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói "lò nóng lên thì củi khô, củi tươi cũng phải cháy". Nhưng bây giờ, ông phải nhận định rằng: "Nóng trên – Lạnh dưới". Phải chăng, công tác xây dựng Đảng nói chung, chống tham nhũng nói riêng vẫn chưa trở thành "xu thế" .

Tôi, cũng như hầu hết mọi người trong xã hội, đều thích hình ảnh "lò lửa" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng khi nói về công tác xây dựng Đảng nói chung, phòng chống tham nhũng nói riêng. Ông nói: …"cái lò nó đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa. Củi khô cháy trước rồi dần dần cả lò phải nhóm lên…".

Tuy nhiên, tôi có cách hiểu hơi khác.

“Lò lửa, củi tươi” và thực trạng “ Nóng trên, lạnh dưới” - Ảnh 1.

Hầu hết báo chí đều khai thác hình ảnh "củi, lửa" với ẩn ý rằng: " củi" là những cán bộ đảng viên tham ô, tham nhũng, biến chất. Tươi hay khô là cấp bậc của quan chức đó. Và, "lò lửa" là kỷ luật nghiêm khắc của Đảng, Nhà nước. Đọc báo, nghe đài, người dân hoan hỉ vì thấy nhiều quan tham cấp cao  bị xử lý. Tuy nhiên, càng hoan hỉ, càng hy vọng, dư luận có vẻ như lại càng do dự không biết cuộc đấu tranh sẽ đi tới đâu? Sẽ được bao lâu?  

Trên mạng internet vẫn còn lưu nhiều biếm họa, thể hiện rất rõ tâm tư đó của dư luận xã hội, như bức biếm họa của Lê Anh Phong về cảnh năm 2018 tiễn năm 2017 nhưng đòi để lại cái "lò lửa".

“Lò lửa, củi tươi” và thực trạng “ Nóng trên, lạnh dưới” - Ảnh 2.
“Lò lửa, củi tươi” và thực trạng “ Nóng trên, lạnh dưới” - Ảnh 3.

Cá nhân tôi nghĩ rằng, với hình ảnh "củi tươi, củi khô", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không định nói về quan tham cao thấp và "cái lò nóng hay nguội" không phải là mức độ kỷ luật nặng hay nhẹ. Ông nói về sự cần thiết đẩy công tác xây dựng Đảng, chống tham nhũng thành phong trào toàn dân, toàn hệ thống chính trị. Cái "Lò lửa" chính là phong trào ấy. Củi tươi, củi khô chính là từng cán bộ, đảng viên, từng người dân chúng ta. Người đã sẵn sàng, có nhiệt huyết như cành củi khô đã sẵn sàng cháy hết mình. Người còn do dự, thậm chí thờ ơ với công tác xây dựng Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực thì như cành củi tươi. Một khi phong trào lớn mạnh, trở thành xu thế thì sẽ cuốn hút được tất cả tham gia. Tổng Bí thư đã nói rất rõ ý đó: …"Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vùng, từng việc. Mà bây giờ thành phong trào, thành một xu thế…""Tạo ra được xu thế, được phong trào mới là cơ bản.." .

Vừa qua, kết luận cuộc họp của ban bí thư, đề cập công tác xây dựng Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại nhận định: …"vẫn còn tình trạng nóng trên, lạnh dưới,  sự chuyển biến chưa toàn diện, chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực…"

Trên thực tế, đúng là công tác xây dựng Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực chưa trở thành phong trào đủ mạnh, chưa cuốn hút được toàn dân, toàn hệ thống chính trị từ trên xuống dưới tham gia và sẵn sàng "cháy hết mình" cho công tác đó.

Tuy nhiên, dư luận thực sự đã nóng lên. Nhưng sự nóng lên đó, phần nào, giống như không khí đi xem một cuộc đuổi bắt, trốn tìm. Người xem rất đông và hào hứng: Ai đang trốn? ai đã bị bắt? "củi tươi" hay " củi khô" vừa bị ném vào lò ? Đó, có thể, là một phần tác động tới dư luận của một số bài báo có cách nhìn nhận chưa thật đúng về hình ảnh so sánh của Tổng Bí thư.  

Tìm và gỡ lại đoạn ghi âm bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ mười hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng Chống Tham nhũng - 31/7/2017, có thể thấy rằng ông đã nói rất rõ ràng, khúc triết.

Ngay sau đoạn: …"Tôi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói là: cái lò nó đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa. Củi khô cháy trước rồi dần dần cả lò phải nhóm lên..",  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "…Tất cả các cơ quan vào cuộc chứ có ai đứng ngoài đâu. Mà không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được…" 

"Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vùng, từng việc"

Ngay trước đó, ông lại nói:…"…Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vùng, từng việc. Mà bây giờ thành phong trào, thành một xu thế.  Làm có bài bản, phân công cơ quan nào làm, kết quả thế nào, bao giờ xong. Cái này là kinh nghiệm rất quý. Tạo ra được xu thế, được phong trào mới là cơ bản.." 

Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được…”

Rõ ràng, mục đích cuối cùng của công tác phòng chống tiêu cực không phải là liên tục tìm được cán bộ sai phạm để kỷ luật mà mục đích cuối cùng hướng tới là không có cán bộ nào bị kỷ luật vì mắc sai phạm. Để làm được điều này,  Đảng cần "trăm tay, ngàn mắt" của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân để phát hiện, để thực hiện. Trước đây, trong bài thơ Ba Mươi Năm Đời Ta Có Đảng, Tố Hữu cũng từng viết:

“Lò lửa, củi tươi” và thực trạng “ Nóng trên, lạnh dưới” - Ảnh 6.

Hình ảnh "lò lửa" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng so sánh, theo tôi, chính là nhằm tới ý này. Ông muốn ví von "lò lửa" chính là phong trào xây dựng Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực. Muốn phong trào lớn, thành xu thế mạnh mẽ cần phải được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân chung tay, chung sức. Như vậy, không thể chấp nhận hiện trạng "Nóng trên – lạnh dưới". Chỉ có bên trên hô hào, thực hiện còn bên dưới không hưởng ứng, ủng hộ, làm theo thì khó đạt tới mục đích. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân chúng ta chính là một "thanh củi" để thổi bùng ngọn lửa đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.

Và, hãy là "củi khô"!

“Lò lửa, củi tươi” và thực trạng “ Nóng trên, lạnh dưới” - Ảnh 7.
“Lò lửa, củi tươi” và thực trạng “ Nóng trên, lạnh dưới” - Ảnh 8.

" …Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vùng, từng việc. Mà bây giờ thành phong trào, thành một xu thế. Làm có bài bản, phân công cơ quan nào làm, kết quả thế nào, bao giờ xong. Cái này là kinh nghiệm rất quý. Tạo ra được xu thế, được phong trào mới là cơ bản. Tôi tiếp xúc cử tri tôi hay nói là cái lò nó đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa. Củi khô cháy trước rồi dần dần cả lò phải nhóm lên. Tất cả các cơ quan vào cuộc chứ có ai đứng ngoài đâu. Mà không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được. Thế mới là thành công. Chúng ta có kinh nghiệm làm theo kế hoạch có chương trình, có bài bản, có phân công, có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, có gì vướng mắc thì kịp thời họp tháo gỡ. Thế là kinh nghiệm tốt chứ. Nếu cứ chờ đợi nhau, ý kiến khác nhau là tắc thôi. Một kinh nghiệm nữa là rõ đến đâu, làm đến đấy. Làm từng việc, hết việc này thì nó dẫn sang việc khác. Làm việc trước tạo tiền đề cho việc sau chứ đừng cùng một lúc tham quá nhiều việc, rồi bầy ra nhiều quá không làm được. Và một việc quan trọng nữa là huy động sức mạnh của toàn dân, cả hệ thống chính trị. Nhân dân đồng tình như thế. Báo chí vào cuộc như thế, công khai như vừa qua có tác động lớn trở thành phong trào, thành xu thế của cả xã hội".

         (Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phiên họp thứ mười hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng Chống Tham nhũng - 31/7/2017)  

"Tạo ra được xu thế, được phong trào mới là cơ bản..”

Nhóm Phóng viên
Duy Nguyễn
18/4/2018


X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước