VTV.vn - Để tạo ra những ngày đầu khán giả cả nước mong ngóng như vậy, những con người tại Đài THVN cũng có cả một bầu trời ký ức không thể nào quên về buổi đầu tiên phát sóng...

50 năm trước, chiếc ti vi còn là một tài sản quý giá trong mỗi gia đình, phải những nhà có điều kiện mới sắm được một chiếc. Không phải tài sản riêng ai, nó được san sẻ chung cho cả xóm hay khu phố, cứ tới giờ là trẻ con, người lớn lại cùng tụ họp. Những ai ở vào thập niên này đều không thể quên, tuổi thơ của họ là những buổi tối háo hức chờ tới giờ được xem chương trình Những bông hoa nhỏ, là ăn nhanh để còn xin phép bố mẹ sang nhà hàng xóm, đến rất sớm để được ngồi trên nhìn màn hình cho rõ.

Rồi cũng không thể quên, những buổi xem đang say sưa, chương trình đang rất hay thì tivi nhiễu sóng, mất tín hiệu và rồi người thì sửa ăng ten, người đứng vỗ bồm bộp vào chiếc tivi và màu nhiệm hiện ra là tivi lại nét, lại có thể xem được. Chiếc ti vi chỉ có hai màu đen trắng thời ấy là mơ ước của mọi người.

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 1.

"Hồi xưa ấy đã làm gì có TV màu, chỉ có đen trắng. Nhưng mọi người đều luôn sẵn sàng đón chào khách tới nhà xem nhờ, rất vui" - GS Nguyễn Lân Dũng kể - "Thời ấy, linh kiện của TV còn lỏng lẻo, đập để may thì nó dính vào với nhau. Hiệu sửa TV có ở khắp nơi nhưng giờ không còn hiệu sửa chữa TV nữa, vì hỏng thì người ta thay cái mới… 50 năm đã qua, giờ ti vi đã phong phú lắm rồi".

Để tạo ra những ngày đầu khán giả cả nước mong ngóng như vậy, những con người tại Đài THVN cũng có cả một bầu trời ký ức không thể nào quên về buổi đầu tiên phát sóng thử nghiệm. Đó là thanh xuân của những con người đầy mơ ước cách đây nửa thế kỷ, thưở bình minh của làn sóng truyền hình.

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 2.

hớ lại buổi phát sóng thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên ngày 7/9/1970, nhà báo Nguyễn Văn Vinh – một trong những thành viên trong ê-kíp thực hiện buổi phát sóng thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên cách đây 50 năm  - kể: "Buổi lên hình đầu tiên đánh dấu sự ra đời của truyền hình ở miền Bắc Việt Nam được ghi hình tại studio 58, Quán Sứ, ngày 7/9/1970, là sản phẩm tự chế của các kỹ sư khi ấy. Sau nhiều ngày đêm miệt mài nghiên cứu, các cán bộ kỹ thuật đã lắp được chiếc camera điện tử đầu tiên mang tên Ngựa trời, cho ra những hình ảnh lờ mờ trôi trên màn hình.

Mọi người rất vui và phấn khởi khi thấy với những linh kiện dùng cho phát thanh được gom từ nhiều nguồn cùng những nỗ lực không mệt mỏi, chiếc camera đã cho ra hình ảnh có thể sử dụng được.

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 4.

"Sau khi cammera Ngựa trời hết nhiệm vụ Chính phủ đã chi 400.000 rúp nhập xe truyền hình lưu động của Ba lan, trong đó có đến 4 camera. Đó là những thiết bị hết sức tối tân, tất cả chúng tôi đều rất ngạc nhiên. Đó có thể coi là sự thay đổi lớn, bước ngoặt quyết định nhất cho truyền hình của chúng ta.

Tôi nhớ Đại hội Đảng lần thứ 4, năm 1976, vẫn sử dụng máy này. Bản thân tôi đã đứng quay máy quay này và hiện còn lưu lại bức ảnh chụp khoảnh khắc ấy. Lúc ấy trông rất huy hoàng, mọi người rất nể. Cái máy quay to như chiếc tủ lạnh. Lúc đó ra ngoài tường thuật, quay, ghi hình thì tất cả mọi người, từ trẻ xem đến người già đều xúm lấy xem cái máy này", nhà báo Nguyễn Văn Vinh chia sẻ.

"Trong 6 năm, chúng tôi chưa có thiết bị ghi hình, toàn bộ các chương trình đều được quay và phát trực tiếp, từ bản tin thời sự tới chương trình âm nhạc, thiếu nhi, thậm chí có cả những vở kịch dài. Máy quay chỉ lấy được nét ở một vị trí cố định. Trước khi quay, mấy anh chị em phải lao vào tìm vị trí đứng nào để lấy được nét, sau đó bắt phóng viên đứng đúng một chỗ đó cấm di chuyển", nhà báo Nguyễn Văn Vinh nói tiếp.

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 5.

"Thời kỳ đầu không có nhiều moniter theo dõi nên nhà báo Lê Quý phải mang tới Đài một chiếc xe nôi để moniter lên đó, để cho phát thanh viên và ê-kíp theo dõi. Chiếc xe nôi ấy được nhà báo Lê Quý mua ở nước ngoài về cho con, sau này thì mang tới làm việc. Đó là một trong những kỷ niệm khó quên".

Không chỉ chia sẻ những khó khăn, vất vả của thời kỳ đầu ghi hình của Đài truyền hình Việt Nam, nhà báo  Nguyễn Văn Vinh còn tiết lộ mối quan hệ giữa nhà quay phim và phát thanh viên cũng có nảy sinh tình cảm, thương thầm, nhớ trộm.

"Phát thanh viên luôn luôn gắn với quay phim, người bắt hình của mình, chính vì vậy mà cũng có nảy sinh tình cảm, yêu thầm, nhớ vụng giữa hai người với nhau. Ngày đó không có ánh sáng chuyên nghiệp và thông thường cũng có sự tỵ nạnh nhau một chút, kiểu: Tại sao hôm qua chị được bắt hình đẹp thế, còn hôm nay đến lượt em hôm nay lại thế này…".

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 6.
Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 7.

à nữ quay phim đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam, nhà báo - quay phim Thùy Vân cho biết, bản thân cô ngoài công việc của một quay phim thì đạo diễn còn phân công việc mở ảnh. Rất nhiều quay phim khác làm nghề khác, như anh Cao Xuân Điệp làm nghề ánh sáng. Kỷ niệm mà cô nhớ nhất là có hôm do cuống quá nên đã đánh rơi cả ảnh.

Nữ quay phim Thùy Vân cho biết, mỗi khi chuyển hình thì quay phim lại phải lấy tay đậy vào ống kính và đồng thời cũng giữ chặt ống kính để không bị rơi khi đang quay.

"Sau đó, chúng ta được sắm máy của Ba Lan thì tôi đứng quản lý máy Zoom, chỉ việc ngồi điều khiển ống kính chứ không phải chạy. Một hôm Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm và ngạc nhiên khi thấy có nữ quay phim? Tôi bảo với bác là - Chúng cháu đẩy máy to, mất nhiều sức lực nên đói lắm. Vậy là ngay mấy tuần sau chúng tôi được ăn tiêu chuẩn của thợ lò, 21kg".

"Ngày đó, cảm giác chung được gói gọn trong chữ sợ. Sợ vì những gì đang làm là quá mới mẻ" – nữ quay phim Thùy Vân bộc bạch – "Nhớ về ngày đầu tiên ấy mà tôi vẫn run. Buổi phát sóng đầu tiên của Đài THVN không đơn giản chút nào. Ngày 7/9, chúng tôi phát hình nhưng không biết thế nào là truyền hình. Các họa sĩ vẽ từng bước chân trên sàn để mọi người đi vào. Nếu đi qua bước chân đó, chúng tôi lấy hình không nét được. Lúc ấy, ai cũng cuống vì chỉ sợ không hoàn thành nhiệm vụ. Tôi cứ nhớ mãi trong đầu, như mới xảy ra ngày hôm qua".

Cô Thùy Vân cũng cho biết, trong ê-kíp quay phim thì mình cô là nữ giới nên mọi người đặt biệt danh là cậu Vân. "Các bạn của tôi đều là cậu, nên gọi cậu Vân cho cùng một đội", bà nói.

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 9.

hớ lại ngày đầu đến với công việc truyền hình, Kim Tiến kể cô thi vào đài truyền hình từ năm 1970 nhưng không trúng tuyển. Sau đó, cô phải đi đường vòng, làm diễn viên múa của Ban Văn nghệ. Một thời gian sau, Kim Tiến chính thức được lên hình.

NSƯT chia sẻ khi ấy cô và các đồng nghiệp đều bỡ ngỡ với lĩnh vực truyền hình. Họ như những người đi khai hoang, vừa làm vừa học: "Lúc ấy cũng chưa có vệ tinh để xem truyền hình nước ngoài như thế nào. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất, trước tiên mình cũng phải là khán giả đã. Mình thích điều gì, thì phải làm được cái đó. Tôi cho rằng khán giả thích sự khiêm nhường, tôn trọng".

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 11.

Một trong những kỷ niệm khó quên của Kim Tiến là cô từng được khán giả góp ý giọng nói như hết hơi. NSƯT tâm sự: "Lúc ấy tôi rất hoảng. Ban đầu đúng là tôi chưa có kỹ thuật lấy hơi, răng lại bị hở, nên tiếng nói hổn hển. Nhưng dần dần tôi đã khắc phục. Tôi cũng thắc mắc vì sao khán giả vẫn nhận xét như vậy. Sau này tôi khám phá ra không phải do tôi, mà do kỹ thuật. Từ đó, tôi quay lại cách nói bình thường. Nếu mình lấy hơi mạnh, nói to quá, giọng đọc sẽ rất khô và cứng khi lên sóng".

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 12.

NSƯT Kim Tiến cho biết, ngày đó cô không chỉ làm một công việc là phát thanh viên bản tin thời sự mà còn phát thanh viên cho nhiều chuyên mục khác nhau, phải chạy đi chạy lại giữa các chuyên mục. Mà không phải trường quay của các chuyên mục ở cùng một chỗ, phải đi xe máy mới đến kịp giờ lên hình.

Trong khi, ngồi vị trí phát thanh viên phải mặc áo dài, nhưng nếu đi xe máy mà mặc áo dài có vẻ không ổn, chính vì vậy, cô cũng như nhiều phát thanh viên khác đã biến tấu, người thì mặc áo dài hoặc mặc vest nhưng bên dưới mặc quần bò, hoặc quần áo dài đã được cách điệu, cắt ngắn để không bị vướng víu.

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 13.

gười thầy đầu tiên ấy chính là NSƯT Bùi An Ninh, một trong những nữ đạo diễn đầu tiên của Văn nghệ VTV có sức làm việc kinh người. Diễm Quỳnh bật mí nhờ đạo diễn Bùi An Ninh, người sếp trực tiếp se duyên dắt mối, cô và BTV Anh Tuấn mới có dịp làm việc, kết bạn và ăn ý với nhau đến tận giờ.

Nói về người thầy này của mình, BTV Anh Tuấn đã bật mí biệt danh nhiều người dành cho NSƯT Bùi An Ninh – "Bà Tẩu". "Tẩu ở đây là tẩu hỏa nhập ma" – BTV Anh Tuấn tâm sự – "Nhờ có sự tẩu ấy mà có những lời dạy khen chê, để được một Anh Tuấn như bây giờ".

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 15.

Đạo diễn Bùi An Ninh kể lần đầu gặp Diễm Quỳnh, cô mới chỉ là du học sinh tại Trung Quốc và có vẻ bề ngoài hệt một cô gái Tàu. Còn BTV Anh Tuấn chính là "cứu tinh" của vị đạo diễn này vì "giỏi tiếng Anh, yêu người nước ngoài nên nhờ Tuấn tôi hiểu biết thêm về nhiều ca khúc nổi tiếng thế giới thời đó".

Một kỷ niệm thú vị được NSƯT Bùi An Ninh kể lúc đó Anh Tuấn là nghệ sĩ Cello, để búi tóc rất dài. Nhưng muốn làm MC trên chương trình chính thống thì phải cắt tóc. "Không ai bắt cậu ấy cắt được. Bố không, mẹ không. Tôi mới bảo - Con ơi, thế MTV bảo con cắt tóc có được không, cậu mới đồng ý. Chính tôi đưa Tuấn ra Hà Trung cắt tóc, nhìn từng lọn tóc dài rơi xuống đất, cậu ấy không dám khóc trước mặt tôi, sau đấy mới ngồi chảy nước mắt vì tiếc", đạo diễn Bùi An Ninh kể lại.

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 16.
Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 17.

uổi thanh xuân của tôi là ở Đài THVN" – nhà báo Nguyễn Thanh Lâm bắt đầu phần chia sẻ - "Khi làm tại ban Thời sự, người nào cũng tay to tay khỏe vì mỗi bản tin có  3- 4 cái làn, mỗi làn phải hai người xách vì trong đó có rất nhiều băng. Nhưng cảm giác đi làm mà phóng sự được phát sóng trong bản tin chính thì xúc động lắm".

"Ngày xưa anh em làm việc thức đêm nhiều nên sáng ra để kịp giờ lên hình chỉ kịp khoác vội chiếc áo vest là tốt rồi, chiếc áo mà có khi cả năm chưa được giặt. Cái áo đầu tiên tôi dùng dẫn chương trình là mua hàng thùng chỉ giá 100 ngàn và cái caravat chỉ 10 ngàn".

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 19.

ù không xuất hiện trực tiếp tại trường quay Quán thanh xuân nhưng nhà báo Lại Văn Sâm – nguyên Trưởng Ban sản xuất các chương trình Giải trí, Đài THVN cũng gây bất ngờ và thú vị cho khán giả với hình thời kỳ đầu đi quay chương trình VKT. Thân hình gầy gò, khuôn mặt xương xương khiến nhiều khán giả không thể nhận ra anh.

Chia sẻ về những năm tháng đó, nhà báo Lại Văn Sâm cho biết: "Nhớ thời kỳ đó đi làm, lần đầu tiên nhà quay phim Nguyễn Văn Vinh được ngồi trên chiếc máy bay chuyên dụng và quay phim tại con sông Ngã bảy của Hậu Giang và anh cho tôi biết, chưa bao giờ được quay phim trong một điều kiện lý tưởng như vậy.

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 21.

Tôi có tý ghen tỵ, nên tôi đã đề nghị mình được ngồi lên máy bay một chút chút. Khi được ngồi trên máy bay, ngắm con sông Ngã bảy đó tôi mới cảm nhận hết vẻ đẹp của nó. Tôi thấy những công việc của tôi thật thú vị, không chỉ đáp ứng tính thích sáng tạo, thích đi đây đi đó của mình mà còn đóng góp được tiếng nói của mình cho xã hội.

Tôi vẫn nói cảm ơn số phận đã đưa tôi đến với VTV và tôi cảm ơn VTV đã nuôi dưỡng, đã tạo cơ hội cho tôi được làm những điều tôi thích. Con người ta có gì hơn khi được làm những điều mình thích".

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 22.

hắc đến những người làm truyền hình đầu tiên có lẽ không thể không nhắc đến nhà báo Trần Lâm, Tổng Giám đốc đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam. Thời điểm năm 1970, nhà báo Trần Lâm đã nghĩ ngay đến việc cử một đoàn sang Cu Ba học tập về truyền hình để mai này chiến thắng có thể vào tiếp quản máy móc, thiết bị làm truyền hình hiện đại ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Đó là một tầm nhìn xa của một trong những nhà quản lý truyền hình lỗi lạc của Việt Nam. Bởi khi ấy ở trong nước không ai được đào tạo bài bản về truyền hình.

Nhà báo Nguyễn Văn Vinh cho hay Cu Ba đã chân tình dốc hết kiến thức truyền đạt lại cho chúng ta, kể cả cung cấp sơ đồ điện tử của camera để về các kỹ thuật viên có thể tháo lắp. Và quả thực ngay ngày tiếp quản đầu tiên (ngày 1/5/1975) Đài Truyền hình giải phóng đã có chương trình lên sóng. Nhà báo Trần Lâm với những nỗ lực và tầm nhìn của mình đã mang được truyền hình Việt Nam đến với mỗi người dân Việt Nam.

50 năm đã qua, với thương hiệu một Đài Truyền hình Quốc gia, VTV ghi dấu ấn bằng sự vươn lên mạnh mẽ, thông qua những chương trình được đông đảo khán giả Việt yêu thích. Dấu ấn đó được gây dựng bởi rất nhiều người thuộc các thế hệ nối tiếp nhau - những thế hệ đầy tinh thần sáng tạo và tự chủ. Và với bản thân những con người ấy, từ mảnh ký ức về những lần đầu còn bỡ ngỡ, ngây ngô, họ giữ trong tim ngọn lửa để tiếp tục làm nghề và cống hiến.

"Tuổi trẻ không được làm những điều mình thích, không được thỏa mãn với điều mình đam mê thì có lẽ không thể có năng lượng để đi lâu, đi dài với truyền hình Việt Nam đến vậy" - nhà báo Diễm Quỳnh bộc bạch.

Bầu trời ký ức của thế hệ đầu tại VTV: Những lần đầu khó quên! - Ảnh 24.
Huyền Minh (Dựa trên chương trình Quán Thanh Xuân)
Minh Thu
X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước