VTV.vn - Giành được nhiều giải thường trong nước và quốc tế thế nhưng nhà sản xuất Ý Linh cho biết cô chưa bao giờ đặt nặng vấn đề thành tích.
Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 1.

Nói về bí quyết để để “săn” được giải thưởng Quốc tế, nhà sản xuất sinh năm 1991 cho biết: “Tôi tự hỏi bản thân mình rằng “Giải thưởng quốc tế là động lực hay là món quà?”. Món quà khác với phần thưởng. Món quà mang cảm giác về niềm vui không được báo trước, không mong mà có. Phần thưởng mang cảm giác về sự giao kèo. Khi mình làm gì có chủ đích (làm cái này để có được cái kia) thì lập tức sự thất vọng có mặt. Vì ta làm có chủ đích nên đương nhiên ta phải có hy vọng rằng chủ đích sẽ đạt được. Có hy vọng, sẽ có thất vọng. Khi sự thất vọng có mặt thì lập tức ta đánh mất động lực. Đánh mất động lực thì sẽ không muốn làm bất kỳ điều gì nữa. Vậy nên, giải thưởng quốc tế không thể nào là động lực của ê-kíp được!”.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 2.
Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 3.

ôi bắt đầu công việc ở đài truyền hình Việt Nam từ năm 2016, đến nay đã được 4 năm. Trong 4 năm đó, nhóm sản xuất của tôi sản xuất được 24 bộ phim tài liệu, trong đó có 5 bộ phim dành cho VTV đặc biệt. Phải nói rằng, đó là 4 năm may mắn của tôi và ê-kíp khi luôn gặt hái được những giải thưởng trong và ngoài nước.

Với tất cả những kinh nghiệm trong thời gian vừa rồi, tôi thấy rằng mình có nhiều thay đổi trong cách làm phim và cách tiếp cận, nhìn nhận đề tài. Ngày xưa, tôi thích làm những vấn đề lớn, gai góc nhưng khi bắt đầu làm tại VTV cách nhìn của tôi đã thay đổi. Những nhân vật, đề tài mà chúng tôi hướng đến rất giản dị, là những câu chuyện rất đời thường mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày nhưng ít ai để ý tới hay kể về nó.

Ví dụ như bộ phim Chị gái, có thể thấy rằng nhân vật chính Pia, 9 tuổi, dân tộc Hà Nhì, em không sống trong một điều kiện đầy đủ như các trẻ em ở nơi nào đó khác. Nhưng em lại rất hạnh phúc khi được sống bên gia đình em, em có nhiều niềm vui khi mẹ mới sinh em bé, em cũng buồn khi hay bị các em trai của mình trêu chọc nhưng em lại nghĩ rằng mình phải mạnh mẽ để bảo vệ các em. Và con người dù ở nơi đâu cũng có chung những điều bình dị như thế.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 5.


Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 6.

Tôi thấy mình thật sự may mắn khi luôn nhận được sự ủng hộ của các ban lãnh đạo và đồng nghiệp. Những đồng nghiệp của tôi, trong thời gian dịch bùng phát phức tạp nhất đã đồng hành với tôi để thực hiện bộ phim tài liệu về COVID - Cuộc chiến ở Việt Nam.

Khi đó, trong ê-kíp, vợ của kỹ thuật viên Quang Việt vừa mới sinh con được 3 ngày. Cũng đúng thời điểm này, vợ của quay phim Phan Thanh Hùng trong ê-kíp cũng vừa sinh em bé và vợ sắp cưới của quay phim chính Huỳnh Sỹ Cường thì nhận được tin mang bầu sinh đôi… Nhưng tất cả những người đồng nghiệp yêu quý này đều đang có mặt tại căn nhà chung do ê-kíp thuê để tập hợp thiết bị, nhận sự, nhằm tránh ảnh hưởng tối đa tới các nhân sự khác trong Đài cũng như gia đình vì ê-kíp ghi hình tại nhiều địa điểm phức tạp.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, Trung tâm Sản xuất các chương trình Giáo dục VTV7 là đơn vị trực tiếp của tôi đã hỗ trợ nhóm chúng tôi rất nhiều. Mọi vấn đề phát sinh của nhóm đều được hỗ trợ giải quyết 24/7. Nếu nhóm chúng tôi là những người trực tiếp ra trận thì các bộ phận chức năng của VTV7 là tuyến hậu cần, hậu phương vững chắc. Không kể là ngày hay đêm, mọi sự hỗ trợ luôn được đáp ứng. Chị Thùy Lan ở phòng hành chính không biết bao nhiêu lần phải tới Đài từ sáng sớm tinh mơ trong đợt giãn cách xã hội để đóng dấu giới thiệu, công văn cho nhóm tôi. Có những ngày nhóm tác nghiệp trong bệnh viện Bạch Mai, chị Kiều Phượng là quản lý sản xuất của VTV7 đã tìm cách gửi vào cho chúng tôi những gói bánh khúc còn nóng hổi. Chị Nhật Hoa - Giám đốc của chúng tôi thì luôn cập nhật tin tức của nhóm hàng ngày. Chị dành cho chúng tôi tình cảm ấm áp của một người chị với các em. Nhà tôi gần nhà chị, có lần chị đã hỏi "em có cần tưới cây không để chị qua tưới giúp cho". Đó là những chân tình mà tôi không thể quên.

Nhóm sản xuất chúng tôi gồm có 8 người là tôi - nhà sản xuất, đạo diễn Nhật Duy, biên tập viên Bích Ngọc, quản lý sản xuất Kiều Phượng, quay phim Huỳnh Sỹ Cường, quay phim Phan Thanh Hùng, kỹ thuật viên Quang Việt và dựng phim Thành Hơn. Trong 4 năm vừa rồi, nhóm luôn làm việc ăn ý và gắn bó với nhau. Để có được những thành công, ghi nhận bằng những giải thưởng uy tín tại Việt Nam và quốc tế, chúng tôi không chỉ là nhóm của 8 người mà chúng tôi còn có một tập thể đoàn kết, thương yêu nhau luôn đồng hành cùng chúng tôi. Tôi biết ơn những đồng nghiệp của tôi vì họ đã bao dung, đã sẻ chia, đã hết lòng trong thời gian chúng tôi làm việc cùng nhau.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 9.

ôi nghĩ, ở độ tuổi nào chúng ta cũng tìm được những cái hay ở độ tuổi đó. Và chắc chúng ta không cần bàn về lợi thế của tuổi trẻ vì như nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết trong bài thơ Khúc hát Thanh xuân:


Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 11.

Và tôi cũng đang say đắm với tuổi trẻ của mình như thế - "ánh sáng chứa bên trong và tiếng hát tràn đầy".

Còn những khó khăn đối với tôi thì nó tới từ những vấn đề liên quan tới chuyên môn như chọn lựa được đúng nhân vật, đón được những chuyển biến tâm lý, diễn biến câu chuyện của nhân vật và sau đó mình phải có đủ năng lượng để theo đuổi được câu chuyện ấy. Ê-kíp cần phải có một khoảng thời gian làm việc đủ lâu với nhau để các thành viên cùng đồng cảm và hiểu mong muốn của nhau chỉ qua ánh mắt mà không cần phải thoại nhiều tại hiện trường vì điều này sẽ ảnh hưởng tới diễn biến câu chuyện và tâm lý của nhân vật. Phải thực hiện làm sao để sự hiện diện của ê-kíp ở đó như là vô hình.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 12.


Khó khăn tiếp theo là vấn đề về thời gian. Sau khi đã có tất cả chất liệu về ổ cứng, biên tập sẽ chép tất cả những dữ liệu có lời thoại ra bản Words, ghi rõ tên file và time code của từng câu thoại. Từ đó, nhà sản xuất cùng với đạo diễn sẽ đọc lại những dữ kiện này không phải bằng hình ảnh mà bằng văn bản như đọc truyện. Điều này giúp ích cho việc ghi nhớ và đảm bảo không bỏ sót những tư tâm của nhân vật. Sau đó, nhà sản xuất, đạo diễn và biên tập sẽ ngồi lại với nhau để cùng xây dựng cấu trúc phim dựa theo những nguyên liệu thực tế có được. Đây là lúc kịch bản chi tiết của bộ phim được hình thành trên giấy. Quá trình này có thể mất từ một đến hai tháng tuỳ vào số thời lượng của dữ liệu. Khi bộ phim hoàn thành, điều mà tôi mong muốn là bộ phim phải thật xứng đáng với nhân vật và với công sức mà các anh em trong ê-kíp đã bỏ ra. Phải tìm được cách kể chuyện đơn giản nhất, mộc mạc nhất cho những điều phức tạp. Bộ phim cần trôi chảy đời thường như hơi thở cuộc sống, kể mà như không kể nhưng toát lên được tinh thần của nhân vật và giá trị yêu thương trong từng tác phẩm.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 13.
Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 14.

úc bé tôi ước mơ trở thành diễn viên, ca sĩ nhưng cuối cùng tôi lại theo một lĩnh vực hoàn toàn khác. Không ai có thể biết trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, việc thiết lập những kế hoạch dài hạn có thể khiến ta bỏ lỡ những điều thú vị đang xảy ra ở hiện tại. Vậy nên tôi chỉ đưa ra những mục tiêu ngắn hạn và cố gắng hoàn thành, tuy nhiên, tôi cũng sẽ rất linh động đối với những mục tiêu mình đặt ra, chúng có thể thay đổi để phù hợp với thực tại. Ví dụ như theo kế hoạch thì năm nay chúng tôi sẽ sản xuất một series phim tài liệu về ẩm thực, nhưng lại có đại dịch xảy ra, đó là điều không ai mong muốn. Hoàn cảnh này vô tình tạo cơ hội cho một ý tưởng mới và đó là sự ra đời của bộ phim tài liệu COVID – Cuộc chiến tại Việt Nam mà ê-kíp chúng tôi đang sản xuất. Hiện tại tôi và ê-kíp của mình đang tập trung nỗ lực để hoàn thành bộ phim một cách tốt nhất.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 16.

ôi lựa chọn trở thành nhà sản xuất, là người khởi tạo dự án, đưa ra định hướng cho tác phẩm, lựa chọn ê-kíp làm việc với mình, tìm hướng đi cho tác phẩm trong đó bao gồm việc tìm nguồn tiền sản xuất, việc bán tác phẩm cho các Đài quốc tế hay việc tham gia các Liên hoan phù hợp với tác phẩm. Nhìn chung, nhà sản xuất là người chịu trách nhiệm toàn bộ về dự án/tác phẩm, kết nối các khâu sản xuất và giải quyết những vấn đề liên quan tới dự án.

Tôi chưa bao giờ hỏi bản thân mình có đang "chấp nhận hy sinh" để theo đuổi niềm đam mê hay không. Tôi cũng thấy mình chưa hy sinh điều gì vì tôi đang thật sự được sống, được làm theo những gì mình thích và điều đó mang lại cho tôi niềm vui mỗi ngày. Mỗi tác phẩm mà chúng tôi hoàn thành, đều mong muốn đưa khán giả tới những cái đẹp của cuộc sống, những câu chuyện mộc mạc truyền thông điệp đơn giản về tình yêu, nhằm lay động sự chân thiện trong trái tim mỗi người để từ đó chúng ta yêu thương nhau và quý trọng cuộc sống xung quanh hơn.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 18.


Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 19.
Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 20.

au một thời gian sản xuất phim tài liệu, dù chưa đủ dài, nhưng đủ để tôi cảm nhận rất rõ ràng rằng Việt Nam là mỏ vàng của dòng phim tài liệu trong nước và thế giới, với các đề tài về con người, ẩm thực, cảnh quan vô cùng đa dạng và chưa được nhiều người biết đến.

Để dẫn chứng cho việc này, ê-kíp chúng tôi đã tham gia bảo vệ dự án tại Tokyo Docs (đây là Quỹ tài trợ uy tín dành cho dòng phim tài liệu trên thế giới) trong 2 năm liên tiếp và luôn là đơn vị có dự án hay nhất. Thêm vào đó, những lần hợp tác cùng đài TH Nhật Bản (NHK) hay đài TH Hàn Quốc (EBS), những dự án có sự tham gia từ những nhà làm phim từ nhiều quốc gia, câu chuyện đến từ Việt Nam luôn khiến các đồng nghiệp quốc tế bất ngờ và được đánh giá cao nhất. Điều này không phải vì bọn tôi làm hay, mà vì chất liệu mà Việt Nam đang có quá thú vị. Trách nhiệm của chúng tôi là phản ánh sự việc đó như chính nó. Phát hiện điều bình dị của dân tộc và giới thiệu với bạn bè thế giới.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 22.

Bên cạnh đó, điều tạo niềm vui cho tôi là khi nhân vật nghĩ tới mình, họ thấy hạnh phúc vì họ đã có những lúc được trải lòng, được trân trọng, được ghi nhớ lại và được kể lại. Niềm vui là khi các cộng sự của mình tin tưởng đồng hành cùng với mình, họ hiểu rằng mình xứng đáng với sự hết lòng của họ trong công việc. Hay khi một tác phẩm ra đời, nhân vật cảm thấy họ được hiểu và mọi người trong ê-kíp đều cảm thấy tự hào vì là một phần của tác phẩm. Cuối cùng là sự đón nhận từ công chúng với các tác phẩm là động lực giúp tôi và ê-kíp của mình có thêm hứng khởi trong công việc để tiếp tục cho ra mắt những bộ phim tiếp theo.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 23.


ăm 2021, tôi dự kiến sản xuất series phim tài liệu về ẩm thực dân gian Việt Nam. Series là những câu chuyện truyền cảm hứng về lịch sử, tình yêu và giá trị cuộc sống qua ẩm thực. Thông qua câu chuyện về ẩm thực dân gian, người xem sẽ hiểu hơn về những giá trị truyền thống, con người, văn hoá và lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, series cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về chỗ đứng của văn hoá ẩm thực VIệt Nam trong bối cảnh chung của thế giới.

Ý Linh: “Tôi chưa bao giờ nghĩ làm phim vì giải thưởng” - Ảnh 25.
X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước