VTV.vn - Lâu nay, 5 điều Bác Hồ dạy được gắn chặt với chữ Thiếu niên, Nhi đồng. Có lẽ vì thế, những di huấn này của Người đang được hiểu rất sai lầm là chỉ dành cho trẻ em.
5 điều Bác Hồ dạy không phải chỉ dành cho trẻ con - Ảnh 1.
5 điều Bác Hồ dạy không phải chỉ dành cho trẻ con - Ảnh 2.
5 điều Bác Hồ dạy không phải chỉ dành cho trẻ con - Ảnh 3.

Khảo cứu bức thư này, có thể dễ dàng nhận thấy, thực ra, 5 điều Bác Hồ dạy không chỉ dành cho thiếu niên, nhi đồng. Ngay trong bức thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những từ rất cụ thể để chỉ đối tượng quan trọng nhất cần có các phẩm chất, đức tính mà Người căn dặn. Đó là những"công dân""cán bộ". Đó là người lớn, người trưởng thành không phải là trẻ em.

Ngay sau đoạn nêu 5 điều căn dặn, Người viết:

5 điều Bác Hồ dạy không phải chỉ dành cho trẻ con - Ảnh 4.

Có thể sẽ có người nghi ngờ mà đặt vấn đề: Nếu nhằm tới đối tượng là người lớn, thậm chí những người đã là "cán bộ", giữ các chức vụ cao thấp trong xã hội, trong bộ máy nhà nước thì tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết những lời căn dặn đó trong thư gửi thiếu niên, nhi đồng ?Đơn giản bởi,  những phẩm chất đó không dễ có được trong một sớm một chiều. Đó là một quá trình nhận thức, rèn luyện lâu dài và cần phải bắt đầu "từ rày" – từ lúc này, lúc thơ bé.

Người viết: ..." Cho nên, ngay từ rày, các cháu phải rèn luyện…".  Ngay từ rày…đó là những từ chỉ thời điểm để bắt đầu quá trình học tập, rèn luyện. Còn việc rèn luyện đến bao giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ là đến "mai sau", tới khi đã  "trở nên người công dân tốt", "người cán bộ tốt", "người làm chủ nước nhà".

5 điều Bác Hồ dạy, như vậy, rõ ràng là dành cả cho người lớn chúng ta để học tập, rèn luyện. Và hơn thế, còn là những tiêu chí "đạo đức Cách Mạng" để đánh giá chúng ta đã xứng đáng là công dân tốt, cán bộ tốt hay chưa.


5 điều Bác Hồ dạy không phải chỉ dành cho trẻ con - Ảnh 5.

Nếu tính tuổi thiếu niên, nhi đồng là từ 6 đến 14 tuổi, thì lớp thiếu niên, nhi đồng đầu tiên nhận thư của Bác Hồ năm 1961, bây giờ, đều đã là những người trên 50 tuổi. Cán bộ lãnh đạo các cấp hiện nay, đa phần, đều là thế hệ thiếu niên, nhi đồng ngày ấy, hoặc sau đó – những người đã được đọc, được học 5 điều Bác Hồ dạy. Rất nhiều người trong số đó đã thực sự trở nên "công dân tốt", "cán bộ tốt". Họ là những chiến sỹ đã không tiếc máu xương, đã chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp thống nhất và nền độc lập, hòa bình của đất nước. Đó là những anh hùng lao động đã hiến dâng trí tuệ, công sức cho những thành tựu mang tính lịch sử của Việt Nam trong sự nghiệp Đổi Mới.

5 điều Bác Hồ dạy không phải chỉ dành cho trẻ con - Ảnh 6.

Tuy nhiên, cũng không ít người của các thế hệ thiếu niên, nhi đồng từ đó đến nay, khi trưởng thành, có đầy đủ quyền công dân, thậm chí đã làm cán bộ từ cấp thấp đến cấp cao, đã quên và làm trái với 5 điều Bác Hồ dạy. Có người không biết yêu Tổ quốc, lợi dụng tự do, dân chủ, móc nối với các thế lực phản động để chống phá Đảng, Nhà nước. Có người không biết yêu đồng bào, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu người dân mà tư lợi. Có người không chịu học hành, nâng cao trình độ, dẫn đến thiếu hiểu biết gây hậu quả nghiêm trọng trong công việc. Có người lười lao động chân tay, lao động trí tuệ, thiếu tính thật thà nên tham ô, tham nhũng, lấy cắp của công. Có người không biết giữ vệ sinh chung, tổ chức sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có những cá nhân, tập thể không biết đoàn kết, không có kỷ luật nên có những phát ngôn tùy tiện, bất lợi cho Tổ quốc trong quan hệ quốc tế hoặc gây chia rẽ, mâu thuẫn trong nội bộ.  Có người không giữ được sự khiêm tốn, có tư tưởng "công thần cộng sản", ý thế đóng góp trước đây của cá nhân hoặc gia đình để làm càn, đòi hỏi quá đáng lợi ích cho cá nhân. Có người không đủ dũng cảm nên ngại va chạm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh….Nhiều người trong số này đã phải nhận kỷ luật của Đảng, chịu hình phạt của pháp luật…. Quên mất và làm trái 5 điều Bác Hồ dạy, họ đã trở thành những công dân không tốt, những cán bộ không tốt.

Trên thực tế, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời căn dặn cụ thể khác nhau cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tất cả đều có thể quy về 5 điều Bác Hồ đã căn dặn trong bức thư gửi thiếu niên, nhi đồng năm 1961. Có thể xem đó là những điều cơ bản nhất, những phẩm chất cách mạng cần có của người dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh để gìn giữ và phát triển nền "hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh".

5 điều Bác Hồ dạy không phải chỉ dành cho trẻ con - Ảnh 7.

Ít người biết rằng, nội dung 5 điều Bác Hồ dạy được kẻ thành những bảng chữ to, dán trên tường trong các trường học hiện nay không hoàn toàn giống 5 điều mà Người đã viết, năm 1961, trong bức thư gửi thiếu niên, nhi đồng.

Ông Vũ Kỳ, Thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kể rằng, đích thân Người đã sửa lại 5 điều căn dặn này, vào cuối năm 1965, trước khi đồng ý cho in lên những cuốn sổ làm phần thưởng cho các giáo viên và học sinh. Người đã thêm đức tính Khiêm tốn và một số từ để các câu cân đối với nhau, có giai điệu cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Hầu hết học sinh đều thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy nhưng chắc chắn, do hạn chế về nhận thức, các em chưa thể hiểu hết. Vì vậy, việc học tập và làm theo chủ yếu dừng ở rèn luyện chăm ngoan, vâng lời cha mẹ, thầy cô, thi đua giành điểm tốt…

Nghịch lý là rất nhiều người lớn, sau khi rời ghế nhà trường, đủ năng lực nhận thức nhưng lại quên mất 5 Điều Bác Hồ dạy. Cách giảng dậy về 5 điều Bác Hồ dạy hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người quên, hoặc không quên thì cũng cho là chuyện trẻ con, bản thân không cần nghĩ tới nữa. Không nhớ, không thuộc hoặc bỏ qua thì sẽ không có ý thức nghiên cứu để hiểu cho thấu và để làm theo cho đúng được ./.

5 điều Bác Hồ dạy không phải chỉ dành cho trẻ con - Ảnh 8.
Quốc Thắng
Duy Nguyễn
19/5/2020


X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước