VTV.vn - Sau thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu đi du lịch của người dân bắt đầu tăng trở lại, mang đến nhiều cơ hội phát triển đối với thị trường lữ hành nội địa.
Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 1.

ới những nét đặc sắc riêng có, bản sắc văn hóa chính là "đặc sản", là lợi thế cạnh tranh của từng địa phương trong việc thu hút khách du lịch. Những sản phẩm du lịch đặc thù giúp cho mỗi địa phương, đặc biệt là những vùng có cơ sở vật chất còn hạn chế phát huy những giá trị riêng biệt. Ở chiều ngược lại, phát triển mạnh du lịch cộng đồng cũng là cơ hội để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đặc sắc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đồng thời thúc đẩy kết nối hình thành các tuyến du lịch gắn với các địa danh du lịch, các địa phương có di sản văn hóa, di sản lịch sử khác.

Phú Thọ không phải là địa phương có lợi thế về cảnh quan như vịnh Hạ Long hay thắng cảnh Tràng An, nhưng là địa danh thu hút khách du lịch bởi đây là được coi là cội nguồn, là “đất Tổ” đậm chất văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến 2 di sản văn hóa phi vật thể, Tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương ở Phú Thọ và Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội đặc sắc, bản sắc văn hóa các dân tộc, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng rất phong phú đa dạng, là những tiềm năng, lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Trong những năm gần đây, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng là một trong những định hướng trọng tâm trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Phú Thọ dựa trên những nét văn hóa đặc sắc của địa phương.

Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 3.

Theo bà Vũ Hoài Phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ: “Thực tế đã chỉ ra, du lịch sinh thái cộng đồng đang thực sự trở thành một xu thế phát triển trên phạm vi toàn cầu. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, khám phá thế giới tự nhiên, mang lại lợi ích về kinh tế thiết thực, du lịch cộng đồng còn có ý nghĩa giáo dục bảo vệ văn hóa; môi trường cho khách du lịch cũng như cộng đồng dân cư, góp phần bảo tồn văn hóa bản địa và nâng cao giá trị cảnh quan, môi trường”.

Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 4.

Thời gian qua, Yên Bái nổi lên là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Riêng trong năm 2019, lần đầu tiên Yên Bái đón trên 700.000 lượt khách du lịch, trong đó có 150.000 lượt khách quốc tế với doanh thu từ các hoạt động du lịch lên tới trên 420 tỷ đồng, các sản phẩm du lịch và dịch vụ ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Bên cạnh những cảnh đẹp nổi tiếng như hồ Thác Bà; quần thể Di tích Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; vùng chè cổ thụ Suối Giàng… thì những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của các dân tộc: Thái, Mông, Tày, Dao, Cao Lan...cũng là lợi thế của địa phương này. Nhiều chương trình, lễ hội đã được tỉnh tổ chức, trở thành thương hiệu du lịch như Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò, Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Lễ hội Bưởi Đại Minh; Lễ hội Quế Văn Yên; Festival "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn"…

Sớm nhận ra phát triển du lịch dựa trên bản sắc địa phương là cơ hội hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và làm giàu chính đáng, tỉnh Yên Bái đã tổ chức các hoạt động tập huấn kỹ năng phát triển du lịch cộng đồng và du lịch bền vững để chị em phụ nữ trang bị đầy đủ kiến thức, vận dụng vào thực tế kinh doanh, phát triển du lịch cộng đồng".

Chủ trương phát triển du lịch gắn với bảo đảm việc làm, sinh kế và tăng thu nhập cho người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Hòa Bình tập trung thu hút phát triển du lịch và bố trí nguồn vốn xây dựng hạ tầng cơ sở tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu để sớm đưa nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 5.
Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 6.
Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 7.

Mỗi địa phương với đặc thù khác nhau sẽ có sản phẩm du lịch định vị thương hiệu du lịch riêng được nhận diện thông qua kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực… Như đến với bản Hụm (Sơn La), du khách có thể tham gia các hoạt động sản xuất cùng bà con như làm ruộng, bắt cá hoặc leo núi, khám phá hang động. Hay lễ hội Mừng cơm mới, ở nhà sàn truyền thống và ngủ trên đệm bông gạo hay được tự tay trải nghiệm dệt vải thủ công là những nét đặc sắc của du lịch Mộc Châu. Pù Luông với lợi thế cảnh sắc hoang sơ, hệ động thực vật phong phú là điểm đến với những du khách ưa khám phá hay Hòa Bình được đánh giá là cái nôi của nền văn hóa Mường, sở hữu nhiều địa danh núi rừng vừa hoang sơ, kì bí lại vẫn rất thơ mộng và những món ăn lạ vị đậm nét vùng cao mộc mạc.

Bà Nguyễn Thị Ý Như, Trưởng phòng truyền thông đối ngoại và phát triển bền vững, Công ty Coca-Cola Việt Nam: "Đây là năm thứ hai công ty Coca-Cola đồng hành cùng chương trình Tập huấn Du lịch Cộng đồng và Du lịch bền vững tại các Tỉnh như Sơn La, Quảng Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, là những tỉnh có nhiều cơ hội phát triển du lịch trên cơ sở tận dụng nguồn lực địa phương, văn hóa bản địa… từ đó thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng của du lịch cộng đồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh".

Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 8.

Bà Nguyễn Thị Ý Như, Trưởng phòng truyền thông đối ngoại và phát triển bền vững, Công ty Coca-Cola Việt Nam

Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 9.
Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 10.

ản sắc là lợi thế nhưng biến bản sắc thành thương hiệu du lịch, mang lại giá trị kinh tế và sự phát triển bền vững là bài toán đặt ra với tất cả các địa phương. Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng ngoài yếu tố giá trị tài nguyên du lịch văn hóa, du lịch tự nhiên điểm đến thì cộng đồng người dân địa phương, các hộ kinh doanh tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng là một trong những yếu tố, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển bền vũng của loại hình du lịch cộng đồng.

Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 12.

Bà Nguyễn Huyền Châu, Giám đốc Công ty TNHH Sáng tạo VAN HOA

Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 13.

Chính vì vậy công tác đào tạo bồi dưỡng kỹ năng kiến thức cho nguồn nhân lực ở địa phương tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng một các có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu thăm quan, thưởng thức trải nghiệm các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm đặc trưng của điểm đến du lịch cộng đồng và để lại ấn tượng tốt đẹp của mỗi du khách là điều rất quan trọng vì bản thân những người dân địa phương, lực lượng nguồn nhân lực tham gia tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng là những người trực tiếp truyền tải những giá tiêu biểu đặc sắc về bản sắc văn hóa, tài nguyên thiên nhiên đặc trưng của điểm đến du lịch cộng đồng cho khách du lịch.

Theo bà Nguyễn Thị Huyền, thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): "Để phát triển thành công du lịch cộng đồng dựa vào bản sắc địa phương, cần có giải pháp khơi gợi niềm tự hào của cộng động đó vào những giá trị mà mình có. Đó có thể là giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan, ẩm thực hay những điểm đặc trưng riêng có khiến họ tự hào. Đó có thể là niềm tự hào về trang phục truyền thống, vào món ngon địa phương; niềm tự hào về lịch sử ngôi làng, điệu hát đặc trưng…".

Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 14.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Điều phối viên quốc gia, chương trình áp dụng chiến lược đào tạo G20, Tổ chức lao động quốc tế ILO.

Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 15.
Du lịch hậu COVID – Bản sắc địa phương là lợi thế - Ảnh 16.

Món cuốn "Về đất Tổ" được chuyên gia ẩm thực Hải Anh trao tặng công thức với đặc trưng thịt chua Phú Thọ và nước sốt trám cho Trung tâm xúc tiến DL Tỉnh Phú Thọ.

Trong những giá trị được nhắc đến thì ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ khâu ăn uống đơn thuần của du khách, mà còn được xác định là một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch. "Với tôi Ẩm thực là tình yêu quê hương, đất nước, con người. Trong mỗi món ăn đều truyền tải tình yêu quê hương qua những câu chuyện về văn hoá, con người, lịch sử của mảnh đất hình chữ S gắn liền với sản vật vùng miền" - Chuyên gia ẩm thực Hải Anh chia sẻ.

Du lịch cộng đồng là hình thức lữ hành có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu, nhờ đặc tính dễ khai thác, tận dụng được những cơ sở hạ tầng và tài nguyên sẵn có mà không cần đòi hỏi đầu tư quá cao. Tuy nhiên, điều có thể giữ chân khách và thu hút khách trở lại nhiều lần lại đến từ việc bảo tồn và phát triển văn hoá bản địa như lối sinh hoạt của người địa phương, trang phục, lễ hội, ẩm thực và thổ sản đặc trưng.

Việt Nam là một quốc gia có một nguồn lực dồi dào và phong phú, với văn hoá đa dạng. Việc xây dựng thương hiệu du lịch với ứng dụng từ văn hoá bản địa không chỉ bảo tồn văn hoá truyền thống, tạo ra giá trị chung kết nối cộng đồng, mà còn tạo thành lợi thế lâu dài và bền vững khó có thể thay thế cho địa phương đó.

Các nhu cầu du lịch chủ yếu bao gồm đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí đều chứa đựng đặc trưng văn hoá. Trong ăn uống, lưu trú, đi lại, mua sắm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bình thường mà còn là sự khám phá, thưởng thức, trải nghiệm; tham quan và vui chơi giải trí là nhu cầu đặc trưng của chuyến đi du lịch càng thể hiện rõ nét hơn tính văn hoá.

Quá trình phát triển du lịch cộng đồng phải được định hướng và quản lý theo một phương châm: Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ tổ chức, sản xuất du lịch và tham gia tiêu dùng du lịch, nhằm đạt tới một mục đích bảo tồn, tái tạo và phát triển được tài nguyên tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc.

Tác giả: P.V

Thiết kế: Minh Thu



X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước