VTV.vn - Dù ở cách xa nhau với hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau nhưng ba thầy giáo A Phiên, Thái Thành Thuận và Hoàng Đức Mạnh có một điểm chung đặc biệt...
Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 1.
Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 2.

ượt đỉnh Măng Rơi trong làn mây mù giăng phủ, không dễ để đến được với huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum. Ở đây có điểm trường số 2 của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – THCS (PTDTBT TH – THCS) Tu Mơ Rông - nơi tập trung 27 trẻ lớp 1, 2. Tuy nhiên, lớp chỉ có lác đác vài em đi học. Chính vì vậy, ngoài công việc chính là dạy học, các thầy cô giáo nơi đây thường xuyên phải đảm nhiệm thêm một công việc bất đắc dĩ - vào tận bản để vận động học sinh đến lớp.

Có lẽ vì cái khó, cái nghèo đeo bám mà đồng bào nơi đây không trọng cái chữ. Con em họ đi học buổi đi, buổi nghỉ. Các thầy cô lại đau đầu với bài toàn đảm bảo sĩ số, thậm chí có những thời điểm tưởng chừng bất lực.

Nhưng, với tình yêu dành cho học sinh, các thầy cô giáo luôn trăn trở và cô Thùy Vân đã đưa ra sáng kiến bữa trưa tại trường để giữ chân các em. Ngay khi xuất hiện ý tưởng này, thầy giáo U60 cũng là người lớn tuổi nhất trường - thầy A Phiên - đã xung phong làm "đầu bếp" nấu ăn cho các em.

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 4.

Dù nắng hay mưa, đã thành thông lệ cứ 6h sáng hàng ngày, thầy giáo A Phiên lại lái xe máy vượt quãng đường 6km để ra điểm trường chính lấy thực phẩm. Tại đây, một thầy giáo khác đã đi chợ mua đủ đồ cho bữa trưa của gần 30 học sinh. Túi thực phẩm không nhiều nhưng đủ để thầy A Phiên nấu 4 mâm cơm cho học sinh ở điểm trường số 2.

Sau khi nấu cơm xong, thầy A Phiên lại về nhà ăn cơm rồi mới quay lại lớp. "Nếu  thầy ở lại ăn cùng thì phần thức ăn của các em sẽ bị bớt đi. Nhà gần nên tôi tranh thủ về nhà ăn. Sau đó, tôi quay lại trông buổi trưa và chuẩn bị học buổi chiều" - đó là lời lý giải mộc mạc của người thầy giáo dân tộc Xê Đăng 26 năm đứng lớp với tình yêu thương vô điều kiện dành cho học sinh của mình.

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 5.

Để duy trì bữa trưa tại điểm trường, hàng tháng, mỗi giáo viên lại tự nguyện trích một phần lương để tổ chức nấu cơm cho các em. Giờ đây, các em ở điểm trường số 2 đã nhận được những sự giúp đỡ của các mạnh thường quân và nhận được chế độ của Nhà nước nên các thầy cô đã không phải góp tiền mua thực phẩm nữa.

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 6.

Nay đến lớp được ăn ngon hơn ở nhà nên học sinh rất chịu khó đi học. Bài toán đảm bảo sĩ số phần nào đã tìm ra lời giải. Những đứa trẻ người dân tộc Xê Đăng đến lớp đầy đủ, được học chữ, được ăn no là niềm hạnh phúc lớn lao của thầy A Phiên cũng như các thầy cô nơi buôn làng xa xôi.


Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 7.

ốt nghiệp khoa Lịch sử - Địa lý trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang, năm 2001, thầy Thái Thành Thuận được phân công về giảng dạy tại chính ngôi trường xưa thầy đã học - trường THCS Cai Lậy, huyện Tam Bình, tỉnh Tiền Giang. Trở về ngôi trường xưa, trở thành đồng nghiệp với nhiều thầy cô mà mình đã từng yêu kính. Đó là động lực rất lớn để thầy Thuận gắn bó với nghề.

Thế nhưng, một tai nạn bất ngờ ập tới, thầy Thuận không thể đứng trên đôi chân của mình và buộc phải làm bạn với chiếc xe lăn trong suốt quãng đời còn lại.

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 9.

"Lúc nằm ở bệnh viện, những suy nghĩ tiêu cực luôn lấn át tôi. Tôi chỉ muốn giải thoát cho nhẹ nhàng" – thầy Thuận nhớ lại.

Nỗi đau đớn về thể xác còn có thể vượt qua nhưng nỗi đau về tinh thần khiến thầy luôn bị dày vò. "Đã sắp thời khóa biểu gửi lên phòng, khi phòng báo dừng lại, anh đã bật khóc như mưa, khóc như một đứa trẻ lên Ba. Anh nói muốn đi dạy lại vừa vì tâm huyết của nghề giáo, vừa vì anh không muốn là người tàn phế" – cô giáo Trần Thị Thu Trang, vợ thầy Thuận kể lại trong nước mắt.

Thời gian ấy, thầy thường thu mình trong phòng kín, nhớ tới những trang giáo án: "Tôi không được tiếp tục sống với đam mê dạy học thì tôi không đủ tự tin để ra ngoài giao tiếp với mọi người". Đúng lúc buồn chán tưởng chừng như tuyệt vọng ấy, thầy Thái Thành Thuận lại nhận được liên tiếp những lá thư, những lời tâm sự và động viên đầy cảm động từ học trò.

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 10.
Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 11.

Liên tiếp những lá thư, những lời tâm sự và động viên từ học trò gửi cho thầy Thuận.

Những ngày tháng dài chờ đợi, thầy Thuận chỉ ở trong nhà. Vượt qua những cơn đau nhức khi chưa quen ngồi xe lăn. Thầy vẫn cố gắng làm việc trong khả năng: đỡ đần vợ việc nhà cho vợ và ôn tập bồi dưỡng cho nhóm ôn thi học sinh giỏi Địa. Năm đó, nhóm học sinh đều đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh. Nhưng thầy Thuận vẫn chờ đợi mãi mà chưa thấy quyết định được đi dạy lại, được trở lại với niềm đam mê nghề giáo từ thuở nhỏ của mình.

Lúc ấy, một số phụ huynh học sinh đã xin lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện để thầy Thuận được trở lại trường. Và niềm vui vỡ òa khi thầy Thái Thành Thuận nhận được quyết định bổ nhiệm đi dạy lại. Cả trường đều vui mừng chào đón thầy trở lại.

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 12.
Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 13.

Thầy Thuận không giấu nổi niềm hạnh phúc khi được trở lại bục giảng, trở lại niềm đam mê của mình.

Nếu như niềm hạnh phúc của thầy A Phiên và đồng nghiệp là giữ được học sinh không bỏ học thì niềm hạnh phúc giản đơn của thầy Thái Thành Thuận là được trở lại bục giảng, được cống hiến và được cháy hết mình với niềm đam mê dạy học. Người thầy giáo này muốn lan tỏa cảm hứng sống tích cực để những người không may mắn như mình có thể tin rằng: Chỉ cần cố gắng thì mọi chuyện đều có thể xảy ra. “Việc được chấp nhận đi dạy lại, với tôi, là phép màu”...

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 14.

ối với em, thầy rất thân thiện. Thầy khuyên em rất nhiều. Thầy như một người bạn của em. Thầy rất quan trọng với cuộc đời em… Đó là một số trong rất nhiều cảm nhận đặc biệt của các em học sinh về thầy Hoàng Đức Mạnh, trường THCS Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội.

Thầy Mạnh được biết đến với kinh nghiệm 13-14 năm chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt. Trong quá trình đảm nhận vai trò này, thầy gặp không ít khó khăn. Thứ nhất về phía gia đình các em: bố mẹ ly hôn, bố mẹ vi phạm pháp luật, bố mẹ không ủng hộ cách giáo dục của thầy giáo… Thứ hai ở phía các em: có em có thái độ không đúng đắn, sa ngã vào những thú vui không tốt… Thứ ba là tạo tinh thần đoàn kết giữa các em học sinh ở một lớp mà có học sinh cá biệt.

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 16.
Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 17.

Trong tất cả các giờ sinh hoạt lớp, thầy không bao giờ mắng các em học sinh. Thầy thường kể các câu chuyện, đưa các em đi từ vấn đề này đến vấn đề khác, tạo cho các em tâm lý thoải mái qua văn nghệ đàn hát, trò chơi, tập làm MC…

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 18.
Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 19.
Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 20.

Từ thời mẫu giáo tới Tiểu học, em sống với bà ngoại. Từ cấp 2, em về ở với bố và bắt đầu biết đến chơi điện tử, quán game. Cường độ, số buổi đi chơi game của em bắt đầu nhiều lên, suy nghĩ về nó cũng nhiều lên. Có khoảng 2 tháng, em trốn đi chơi suốt đêm, đến sáng vẫn đi học bình thường.

Quãng thời gian nghiện game đó, em có giáo viên chủ nhiệm là thầy Hoàng Đức Mạnh – người đã chủ nhiệm nhiều lớp cá biệt, nên thầy biết em là thành phần đầu sỏ trong lớp về chơi game. Em không biết động lực nào mà thầy có thể chấp nhận những học sinh chưa tốt như mình.

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 21.

Em Hoàng Thế Tài hiện là sinh viên ĐH Giao thông vận tải Hà Nội.

Tình cảm, hành động mà thầy dành cho em như là kim chỉ nam khiến em cố gắng có trách nhiệm hơn với bản thân. Nhiều khi thấy trách nhiệm với bản thân mình là ít, mà trách nhiệm với những người đã dành tình cảm cho mình là nhiều.

Hiện tại, em đã tránh xa nghiện game online và đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội với đam mê hoạt động tình nguyện.

Nếu không có thầy thì em không biết bây giờ em đang ở đâu. Thầy khiến em từ một người khiến cho mọi người phải lo lắng, trở thành người có thể tác động tích cực đến mọi người".

Ba người thầy đặc biệt... - Ảnh 22.
Nhóm PV
20/11/2020

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước