VTV.vn - Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT và chờ công bố điểm, đây chính là thời điểm nhiều bạn đang băn khoăn, bối rối khi đưa ra quyết định chọn trường nào...

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các bạn 2k2 đã có một kỳ thi tốt nghiệp THPT muộn hơn mọi năm. Sau khi hoàn thành xong kỳ thi quan trọng này và chờ công bố điểm thi, hiện tại chính là thời điểm nhiều bạn đang băn khoăn, bối rối khi đưa ra quyết định chọn trường nào, ngành gì để theo học.

Thực tế, những năm gần đây, các bạn trẻ đã có sự thay đổi tư duy khá rõ rệt trong việc chọn ngành, chọn nghề. Thay vì chọn theo cảm tính, theo số đông, các bạn đã đưa ra những tiêu chí cụ thể, thiết thực hơn như: Học gì để không thất nghiệp? Ngành nghề nào phù hợp với bản thân, đúng với đam mê?...

Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 1.

Đây là thay đổi đầu tiên và rõ rệt nhất về tư duy khi chọn ngành, chọn trường. Quan điểm này đã được dư luận, báo chí truyền thông đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây. Và thực tế đã chứng minh điều đó. Người ta đã chỉ ra rất nhiều tên tuổi nổi tiếng thế giới để làm ví dụ cho quan điểm này, không nhất thiết phải vào đại học thì mới thành công trong sự nghiệp.

Tuy nhiên, tấm bằng đại học giống như "hộ chiếu" giúp bạn có thể đi nhiều nơi một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Vì thế, để có được cơ sở vững chắc cho việc tạo dựng tương lai thì việc các bạn trẻ chọn cho mình con đường vào đại học là chính đáng. Nhưng đó không phải là tất cả.

Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 2.
Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 3.
Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 4.
Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 5.

Tại một buổi giao lưu với sinh viên tại Đà Nẵng khá lâu trước đây, GS Ngô Bảo Châu cho rằng nhiều học sinh và phụ huynh còn chọn nghề một cách cảm tính. Theo vị giáo sư, giáo dục Đại học Việt Nam có tiềm năng nhưng chưa đạt được vị trí tương xứng khi so sánh với các nước xung quanh. Một nguyên nhân đơn giản nhất là việc chọn ngành, chọn nghề, công tác hướng nghiệp trong các trường phổ thông đang rất yếu.

Phụ huynh và học sinh chọn nghề theo cảm tính, theo tên ngành thời thượng hay theo dư luận là sau này sẽ kiếm được nhiều tiền. Học sinh không biết mình yêu thích công việc gì, đam mê gì nên khi vào đại học sẽ dễ sinh ra chán nản.

Lãng phí về thời gian và tuổi trẻ khi mang tâm lý học đại học và học lên cao mà không cần biết có cơ hội xin việc làm hay không.

Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 7.

Chia sẻ về vấn đề này, anh Hồ Đức Hoàn (TP.HCM), cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM; cử nhân Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Khoa học Ứng dụng Kajaani, Phần Lan khẳng định: "Theo tôi, không gì đau xót bằng việc một người có lựa chọn sai lầm trong việc chọn ngành, chọn trường. Tại sao chúng ta mất 4 năm đào tạo một người mà cuối cùng, chúng ta lại không dùng được? Tôi tự nhận mình là một cá nhân phù hợp với tiêu chuẩn ‘con nhà nghèo vượt khó, đậu đại học’. Tuy nhiên, tôi nhìn rộng ra thì thấy chúng ta dường như đang cố gắng ép tất cả học sinh vào khung chung và ‘ra lò’ một tiêu chuẩn chung, thì đó là thất bại trong giáo dục".



Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 8.

Ông Trần Anh Tuấn lý giải cho lời khuyên trên: “Bởi vì nếu có đủ năng lực đáp ứng và sự say mê theo đuổi ngành học và nghề nghiệp dự định thì dù trên con đường học tập hay thậm chí cả trong quá trình tham gia thị trường lao động, nếu có gặp những khó khăn, trở ngại, các em sẽ nỗ lực để vượt qua thay vì buông xuôi”.

Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 9.
Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 10.

Về tiêu chí này, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ, nên tránh những ngày gì mà robot, người máy có thể thay thế. Ví dụ giao dịch viên ngân hàng, thế hệ Z (Thế hệ Z là cách mà mọi người gọi những bạn trẻ sinh từ 1998 – 2010) - họ sẽ không ra ngân hàng để giao dịch.

Chia sẻ về tiêu chí chọn các ngành để đào tạo sao cho phù hợp nhu cầu của thị trường lao động, ông Vũ Chí Thành, Giám đốc Cao đẳng FPT Polytechnic cho biết, trường đã chủ động nghiên cứu thị trường rất rõ để xem những ngành nào trong vòng 5-10 năm tới là xu hướng trên thế giới. "Ví dụ những ngành về số (digital) như digital marketing chẳng hạn, ngành về công nghệ thông tin, thẩm mỹ - làm đẹp… Sinh viên chọn những ngành học có tương lai dự báo xa cộng với việc được thực hành, có giáo trình mới nhất thì các em sẽ có lợi thế hơn hẳn".

Chính những lợi thế đó giúp sinh viên ra trường đã có kinh nghiệm bằng những người kinh nghiệm 1-2 năm. Bởi vì các bạn đã trải qua học kỳ "On the Job Training", cho phép các bạn vừa học tập, vừa làm việc trong môi trường thực tế như tại các doanh nghiệp, công ty bên ngoài. Các sinh viên được khuyến khích nên kiếm tiền bằng chính ngành mà mình theo học để sau này có được công việc nghiêm túc sau khi ra trường.

Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 12.

Dịch COVID-19 khiến hàng chục triệu lao động bấp bênh với nỗi lo mất việc hay tìm việc mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn chớ vội lo lắng, bởi khi bạn đã chọn đúng ngành nghề, được đào tạo tốt và có năng lực bản thân… thì bạn sẽ dễ dàng biến cánh cửa tìm việc tưởng chừng hẹp thành cánh cửa rộng mở.

Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 13.

Ông Vũ Chí Thành, Giám đốc Cao đẳng FPT Polytechnic cho biết, có tới 97,7% sinh viên của trường có việc làm trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp. Với 17.000 sinh viên theo học trên 5 cơ sở trên cả nước, trường có bộ phận quan hệ doanh nghiệp kết nối với hơn 500 doanh nghiệp trên toàn quốc, kết nối cho sinh viên thực tập và có việc làm ở các doanh nghiệp…

“Trong một báo cáo về việc làm có nói rằng, dự báo đến năm 2022, 73 triệu việc làm trên thế giới sẽ biến mất nhưng 133 triệu việc làm sẽ xuất hiện, vì bản chất công việc đã hoàn toàn thay đổi. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thay đổi cùng với sự thay đổi của nhu cầu việc làm?” – bà Ngô Thị Ngọc Lan - Giám đốc khu vực miền Bắc của Navigos, chuyên gia tuyển dụng cho biết.

Bà Lan chia sẻ công thức ASK có thể giúp bạn biến “cánh cửa hẹp” thành “cảnh cửa rộng” khi đi xin việc.

Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 14.
Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 15.
Bí quyết chọn trường, chọn ngành để… đầu ra rộng mở - Ảnh 16.


X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước