VTV.vn - Câu chuyện về gian lận thi cử diễn ra vào kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đã gây rúng động dư luận trong một thời gian dài.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 1.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 2.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 3.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 4.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 5.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 6.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 7.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 8.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 9.
Gian lận thi cử, lỗi tại ai? - Ảnh 10.

Câu hỏi về việc có nên công khai danh tính của phụ huynh và thí sinh chạy điểm đã được tranh luận trong thời gian dài.

Chị Kim Anh chia sẻ quan điểm: “Việc công khai danh tính phụ huynh là nên làm. Khi công chúng đã biết ai là phụ huynh có con nâng điểm thì tất nhiên họ cũng sẽ biết thí sinh nào được nâng điểm. Phải nói là số điểm được nâng quá lớn, quá bất công nên cần phải công khai danh tính tất cả”.

TS Giáo dục Trần Thành Nam cũng chia sẻ quan điểm về việc công khai danh tính, anh cho rằng muốn truyền tải thông điệp đấu tranh gian lận một cách quyết liệt thì cần phải công khai.

“Chúng ta đang làm nửa chừng, chúng ta công bố danh tính bố mẹ thì danh tính các em cũng đã lộ rồi. Chúng ta muốn đấu tranh với tiêu cực thì không thể lựa chọn giữa những cái ít nguy cơ và nhiều nguy cơ hơn. Tôi cho rằng nên công khai để truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn, Công luận đặt ra câu hỏi là các em đã lấy mất đi một số cơ hội của người khác. Chúng ta không thể giải quyết được sự việc nhưng phải để các em hiểu được chính các em đã lấy mất cơ hội của người khác và phải biết chịu trách nhiệm với lỗi lầm đó. Cần đưa ra thông điệp mạnh mẽ hơn, không khoan nhượng với việc gian lận để đem lại niềm tin cho cộng đồng” – TS Thành Nam bày tỏ.

Nói về việc công khai danh tính của phụ huynh cũng như thí sinh, TS Lê Việt Thủy – Nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nếu muốn công khai danh tính của bất cứ ai vi phạm thì cần căn cứ vào quy định chung của pháp luật. “Có luật thì chúng ta theo luật, những biết là vi phạm nhưng chưa có luật thì mình mới đặt câu hỏi nên hay không nên làm. Nếu chúng ta có lòng tin với cơ quan luật pháp thì không cần công khai những người bị xử lý. Nếu nói về góc độ ở các thí sinh tại thời điểm đó thì các em đang ở lứa tuổi giữa vị thành niên và người trưởng thành, các em có thể chưa ý thức được việc mình làm. Tuy nhiên, trên thực tế là các cơ quan báo chí cũng đã có nhiều thông tin công khai rồi. Nhưng tôi cho rằng, nếu xã hội của chúng ta thực sự tốt, con người tuân thủ pháp luật và có ý thức thì không cần phải công khai”.

 
Minh Đức
Minh Thu
05/06/2019
X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước